Bắc Kinh náo loạn, các bậc phụ huynh ôm chăn, gối đứng trước cổng khi Covid-19 tấn công trường học
Tối muộn ngày 1/11, rất đông bậc phụ huynh vẫn đứng chờ phía bên ngoài một cổng trường cấp 1 tại Bắc Kinh, chờ đợi con đang ở phía sau cánh cổng đóng kín. Một cô giáo mắc Covid-19 khiến cả trường phải xét nghiệm.
Hiệu trưởng ngôi trường ra ngoài lúc nửa đêm, nói với các ông bố bà mẹ rằng một số đứa trẻ sẽ phải cách ly. Mỗi học sinh sẽ được một phụ huynh đi kém trong thời gian 2 tuần. Đối với những học sinh chưa có kết quả xét nghiệm, phụ huynh được yêu cầu mang theo chăn và gối để các em qua đêm tại trường.
Có lẽ, không còn nơi nào trên thế giới mà một trường hợp mắc Covid-19 có thể kích hoạt hệ thống kiểm dịch và truy vết trên diện rộng như ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Giới chức nước này vẫn đang cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lây truyền của biến thể Delta, với khả năng lây lan mạnh. Tuy nhiên, điều đó không giúp thủ đô của Trung Quốc tránh được đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ đầu năm tới nay.
Một trường trung học gần đó cũng đã phải cách ly. Nguyên nhân là do một giáo viên nhiễm bệnh. Con của cô, một học sinh của trường, cũng nhiễm bệnh. Ngoài ra, 16 trường học khác ở quận Chaoyang rộng lớn cũng đã phải đóng cửa vì giáo viên có thể đã tiếp xúc với mầm bệnh khi họ tiêm chủng cùng nơi với giáo viên này chỉ vài ngày trước khi cô được chuẩn đoán mắc Covid-19.
Trung Quốc khá thành công với chiến lước Zero-Covid. Tuy nhiên, nhưng đợt bùng phát đang ngày càng thường xuyên hơn và lây lan trên diện rộng hơn. Ngay cả khi liên tục đối mặt với dịch bệnh, không dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có ý định từ bỏ chiến lược chống Covid-19, ngay cả khi cả thế giới đang học cách sống chung với đại dịch.
Trong động thái gần nhất, Bắc Kinh dường như sẵn sàng chịu đựng những mất mát lớn nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Bộ trưởng Thương mại nước này đã kêu gọi người dân tích trữ nhu yếu phẩm. Người đứng đầu cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc cũng tái khẳng định dù rất tốn kém nếu áp dụng chiến lược Zero Covid nhưng việc mở cửa có thể khiến thiệt hại nhiều hơn thế nữa.
Thực tế, sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến nhiều quốc gia phải từ bỏ chiến lược không khoan nhượng với Covid-19. Tốc độ lây lan nhanh của biến thể này khiến nhiều biện pháp, vốn khá hữu dụng trong các đợt bùng dịch trước đó, trở nên kém hiệu quả. Singapore và Australia là 2 quốc gia đã phải thay đổi phương thức chống dịch của mình, chủ yếu dựa vào mức độ tiêm chủng cao và hạn chế tử vong.
Trong khi đó, Trung Quốc chọn cách đóng cửa, truy vết và khoanh vùng dịch nhanh gấp đôi. Trong vài tháng qua, nước này đã 3 lần dập dịch thành công. Tuy nhiên, thời gian giữa các đợt bùng phát đang ngắn hơn bao giờ hết và hiện đang là đợt bùng phát thứ 4 trong những tháng gần đây.
Tuy cách chống dịch của Trung Quốc vẫn đang phát huy hiệu quả nhưng thị trường tài chính đang ngày càng khó khăn hơn với phương thức chống dịch này. Việc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới thường xuyên áp dụng các biện pháp phong tỏa hơn dẫn đến những ảnh hưởng với nền kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương.
"Các nhà đầu tư đang lo lắng rằng các biện pháp chống dịch của Bắc Kinh có thể làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và cản trở sự phục hồi của nước này", Steven Leung, giám đốc điều hành tại UOB Kay Hian, Hồng Kông cho biết.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm 1,9% chiều 2/11 trong khi nhóm các doanh nghiệp Trung Quốc trên Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,2%.
Bản thân người Trung Quốc cũng đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp chống dịch. Hôm 31/10, hàng chục nghìn khách bị nhốt tại Disneyland Thượng Hải sau khi có một ca mắc Covid-19 tới đây. Trẻ sơ sinh cũng bị xét nghiệm.
Các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt ở Trung Quốc được tiến hành khi mà hơn 1 tỷ người Trung Quốc đã được tiêm 2 mũi vắc xin do chính nước này sản xuất.
Linh AnhCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.