Bạc Liêu: Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, cao nhất khu vực ĐBSCL

Địa phương
02:31 PM 25/08/2021

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trở lại và diễn biến phức tạp, song với sự quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương đã tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 7,17%, cao nhất khu vực ĐBSCL

Về tăng trưởng kinh tế đạt khá, tăng 7,17% so cùng kỳ (cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 3,06% năm 2020 và đứng thứ nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 6,24%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,91% và dịch vụ tăng 6,59% so với cùng kỳ.

Bạc Liêu: Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, cao nhất khu vực ĐBSCL - Ảnh 1.

Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích lúa xuống giống trên 147.000 ha, thu hoạch hơn 88.000 ha, năng suất bình quân đạt 7,0 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 617.000 tấn, bằng 53,42% kế hoạch, tăng 5,33% so cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng 6 trên 127.000 ha, lũy kế 6 tháng trên 132.000 ha, thu hoạch trên 120.200 ha, với sản lượng trên 112.800 tấn, đạt 37,96% kế hoạch, tăng 8,25% so với cùng kỳ. Về công nghiệp, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 12,76% so với cùng kỳ.

Về công nghiệp, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 12,76% so với cùng kỳ. Thủy sản xuất khẩu 6 tháng ước đạt trên 6.000 tấn, nâng lượng thủy sản xuất khẩu 6 tháng ước đạt trên 32.700 tấn, bằng 38,99% kế hoạch, tăng 8,59% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 6 ước đạt 62,33 triệu USD, lũy kế 6 tháng đạt 342,49 triệu USD, bằng 38,66% kế hoạch, tăng 9,23% so với cùng kỳ.

Trong tháng 6, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư cho 04 dự án trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 5.959 tỷ đồng. Việc thành lập doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện trên tinh thần rút ngắn thời gian tối đa; phát huy ưu điểm của dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Trong tháng 6, ước có 29 doanh nghiệp được thành lập với số vốn là 300 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đầu năm thành lập mới 200 doanh nghiệp, đạt 50% kế hoạch, với số vốn đăng ký dự kiến là khoảng 3.145 tỷ đồng, tăng 11% về số doanh nghiệp đăng ký và tăng 55,5% số vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Bạc Liêu: Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, cao nhất khu vực ĐBSCL - Ảnh 2.

Đảm bảo tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội

Trong 6 tháng cuối năm 2021, các ngành, các cấp, các địa phương và các doanh nghiệp tập tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế. Tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh thực hiện công tác đầu tư, xây dựng, quy hoạch. Tăng cường triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, giải pháp khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới. Chú trọng, quan tâm bảo đảm an sinh - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

Thực tiễn 6 tháng đầu năm nay cho thấy, đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào kim ngạch xuất khẩu và giải ngân vốn đầu tư từ các dự án năng lượng. Đây cũng là nguồn lực được xác định cho tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm. Xuất phát từ tầm quan trọng này, việc thực hiện giãn cách xã hội không chỉ giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tập trung cho phát triển sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công, mà còn là giải pháp để cùng với cả nước hóa giải các khó khăn trong công tác phòng, chống dịch gắn với quyết tâm khống chế và dập dịch sau 14 ngày.

Bạc Liêu: Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, cao nhất khu vực ĐBSCL - Ảnh 3.

Có thể nói, trước khi có chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch, Bạc Liêu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương và phát huy vai trò của các tổ chức từ thiện xã hội cùng chăm lo cho lao động, nhất là người bán vé số thông qua việc thực hiện chính sách hỗ trợ, tặng các nhu yếu phẩm và các trang thiết bị phòng, chống dịch. Các tổ chức tôn giáo cũng vào cuộc với việc tặng quà cho người khuyết tật, lao động bị mất việc để họ giảm bớt khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội. Cùng với đó, các địa phương cũng đã và đang tích cực thống kê các hộ lao động bị mất việc làm, thu nhập do ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội lần này và có ngay giải pháp hỗ trợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho Nhân dân.

Đặc biệt, sáng 18/7/2021, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công thương đã có cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố về đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh và các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ Nhân dân. Do vậy, ngoài cấm tụ tập đông người theo quy định thì sản xuất vẫn được duy trì, hàng hóa đảm bảo lưu thông và không có tình trạng sốt hàng hay tăng giá do giao thông bị ách tắc. Theo đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các địa phương sẽ tăng cường công tác thanh - kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về giá, tung tin sai sự thật gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng…

Với quyết tâm vượt qua đại dịch Covid-19 của cả cộng đồng, tin rằng Bạc Liêu sẽ tạo nên những đột phá mới về tăng trưởng kinh tế và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trong năm 2021.

Bá Vương - Minh Hằng
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.