Bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những khó khăn không kể xiết: Không thể ăn uống và nghỉ ngơi, nằm trên giường bệnh vẫn mong ngóng được hỗ trợ bệnh nhân
Trên khắp thế giới, các bác sĩ đang phải trải qua rất nhiều gánh nặng. Họ thiếu nguồn cung thiết bị và không đủ thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài mối căng thẳng về tâm lý, họ còn phải mạo hiểm sức khỏe của chính mình khi chẩn đoán các ca bệnh và chăm sóc bệnh nhân.
Hồi tháng 3 năm ngoái, khi đang lái xe ở Vũ Hán (Trung Quốc), Zhang Xiaochung đột ngột dừng xe bên lên đường. Khi đó, cô đang cảm thấy suy sụp. Zhang đã làm việc không ngừng nghỉ trong nhiều ngày tại trung tâm xử lý dịch bệnh Covid-19 của Trung Quốc - nơi công đang là bác sĩ.
Cả bố và mẹ Zhang đều mắc Covid-19 và nhiều đồng nghiệp khác cũng vậy. Ở thời điểm đó, số người nhiễm bệnh và tử vong tại Trung Quốc tăng không ngừng nghỉ.
Và khi đang lái xe, Zhang nghĩ đến con gái 9 tuổi đang 1 mình chờ mẹ ở nhà. Mặt Zhang rưng rưng nhưng cô không còn đủ sức lực để khóc. Vị bác sĩ chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 18/2/2020: "Nước mắt của tôi chảy ngược vào trong."
Kiệt sức và đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm rất cao
Trên khắp thế giới, các bác sĩ đang phải trải qua rất nhiều gánh nặng. Họ thiếu nguồn cung thiết bị và không đủ thời gian để nghỉ ngơi. Họ phải ngăn chặn một đại dịch mà cho đến nay vẫn chưa ai thực sự hiểu về nó. Ngoài mối căng thẳng về tâm lý, họ còn phải mạo hiểm sức khỏe của chính mình khi chẩn đoán các ca bệnh và chăm sóc bệnh nhân. Hơn nữa, khả năng miễn dịch của người thân họ như con cái, vợ chồng và các thành viên trong gia đình cũng gặp rủi ro.
Bác sĩ Zhang Xiaochung.
Các bác sĩ Trung Quốc phải làm việc theo ca từ 10 tiếng trở lên. Nhiều người phải mặc bộ đồ bảo hộ mọi lúc, không được ăn, uống nước hay sử dụng phòng tắm. Bởi nếu ăn uống hoặc đi vệ sinh, họ có nguy cơ bị phơi nhiễm. Khi đó, các nhân viên y tế đang kêu gọi sự trợ giúp để các y bác sĩ ứng phó với sự căng thẳng.
Các bác sĩ về bệnh truyền nhiễm trên khắp thế giới được đào tạo để xử lý những ca bệnh dễ lây lan và họ nhận biết rõ nguy cơ. Song, khi dịch bệnh bùng phát quá mạnh, các bệnh viện cũng buộc phải huy động thêm đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm hạn chế về bệnh truyền nhiễm, hoặc đôi khi các thiết bị an toàn cũng không đủ để sử dụng.
Ở Hàn Quốc, một số y tá và nhân viên hỗ trợ đã xin nghỉ việc khi dịch bệnh lan rộng, một số là do gia đình yêu cầu, khi thành phố Daegu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Một bác sĩ khi đó chia sẻ: "Chúng tôi không thể cứ mãi như thế này. Chúng tôi không có không gian để nghỉ ngơi, các y tá thậm chí phải nằm trên sàn nhà."
Liu Fan, một y tá 59 tuổi ở Bệnh viện Vũ Xương (Vũ Hán), đã qua đời do nhiễm virus SARS-CoV-2 dù bà không làm việc tại khoa điều trị sốt. Cha mẹ bà cũng tử vong do bệnh này chỉ vài ngày trước đó. Hơn nữa, anh trai của Fan - một đạo diễn phim, cũng qua đời cùng ngày với bà.
Trong những ngày đầu khi dịch bệnh bùng phát, giám đốc Liu Zhiming của Bệnh viện Vũ Xương đã cảnh báo các đồng nghiệp về việc làm việc quá sức và có thể dẫn đến kiệt sức. Ông còn lo ngại rằng hệ miễn dịch của họ cũng suy giảm.
Bệnh viện dã chiến tại sân vận động ở Vũ Hán.
Ngày 24/1/2020, Liu nhận được kết quả chụp cắt lớp, phổi của ông đã bị viêm nặng và kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Ông phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt nhưng vẫn liên tục gọi điện và hỏi thăm bệnh nhân. Liu nhắn tin cho các bệnh nhân: "Tôi lo lắng rằng mình không thể làm được gì. Nếu đó là căn bệnh nào khác, tôi vẫn kiên trì chiến đấu với mọi người khi đang mang bệnh."
Vợ ông - Cai Liping, là một y tá trưởng tại một bệnh viện khác. Bà muốn đến thăm nhưng vị giám đốc liên tục từ chối. Sau đó, bà yêu cầu được gọi điện thoại cho ông vào lúc 2 giờ chiều mỗi ngày, để đảm bảo rằng ông vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngày 18/2, bác sĩ Liu qua đời và khiến các đồng nghiệp vô cùng tiếc nuối.
Trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19, các bác sẽ và y tá trẻ phải chịu gánh nặng lớn nhất. Họ là những người được coi là có khả năng xử lý các tình huống rủi ro cao, vì hệ miễn dịch của họ khỏe mạnh hơn.
"Nếu chúng tôi thất bại, các bệnh nhân sẽ phải làm gì?"
Quay trở lại với bác sĩ Zhang, cô đã có kinh nghiệp ứng phó với cuộc khủng hoảng tương tự. Là một bác sĩ chụp Xquang tại Bệnh viện Chung Nam, cô đóng vai trò là nhân viên tuyến đầu trong đợt dịch SARS năm 2003 và trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008.
Đầu năm 2020, khi Chung Nam ghi nhận 2 bệnh nhân viêm phổi có liên quan đến SARS, Zhang nhanh chóng bỏ kỳ nghỉ với gia đình để quay trở lại bệnh viện. Vài ngày sau đó, bệnh nhân bắt đầu kéo đến bệnh viện và không lâu sau đó, hàng chục bệnh viện ở Chung Nam và Vũ Hán cũng tiếp nhận những ca tương tự.
Dù chỉ là đảm nhiệm vai trò đọc phim Xquang, nhưng Zhang vẫn mặc đồ bảo hộ thường xuyên và coi mình như một bệnh nhân. Lo ngại có thể khiến người thân nhiễm bệnh và quá tải với công việc, cô lựa chọn ngủ trên ghế sofa ở văn phòng. Zhang gần như không có thời gian để ăn và tắm.
Tuy nhiên, sau đó bố và mẹ của Zhang bị ốm và có kết quả xét nghiệm âm tính giả với công cụ xét nghiệm axit nucleic. Ảnh chụp CT của họ lại cho thấy một vấn đề khác. Bố của Zhang bị viêm phổi dù không có triệu chứng rõ ràng vào thời điểm đó. Zhang chia sẻ: "Khi cầm kết quả, tôi đã biết. Lòng tôi khi đó nặng trĩu."Song, điều may mắn là cô con gái nhỏ của Zhang vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng cùng 1 lúc đó là dịch bệnh và nỗi lo chăm sóc cho con vì chồng làm việc ở xa, Zhang quyết định để ông bà cách ly trong phòng riêng và con gái cô ở phòng khách. Cô bé 9 tuổi hàng ngày hâm nóng đồ hộp và để đồ ăn trước cửa cho ông bà. Khi triệu chứng trở nặng hơn, Zhang buộc phải đưa bố mẹ nhập viện và chồng cô cũng nhanh chóng được cấp giấy phép để về nhà.
Tại Chung Nam, bệnh viện đã nhanh chóng tăng thêm 2.000 giường bệnh để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân. Zhang và các đồng nghiệp phải chuyển đến khách sạn để làm việc và nghỉ ngơi. Sau mỗi ngày trở về khách sạn, Zhang cảm thấy “lưng đau rã rời” và không còn ý niệm về thời gian. Zhang chia sẻ: “Nếu chúng tôi thất bại, các bệnh nhân sẽ phải làm thế nào?”
Tham khảo WSJ
Chi LanGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.