Bài toán kinh tế bền vững và lành mạnh nhìn từ Olympic

Quốc tế
10:59 AM 28/08/2024

Với mỗi sự kiện Olympic và Paralympic, những quốc gia đăng cai thường được ví như một kỳ tích phi thường hay cũng được xem là một kỳ tích về mặt tài chính. Song bài toán về kinh tế bền vững và lành mạnh cũng được đặt ra.

Các sự kiện Olympic mùa hè và mùa đông thường diễn ra 4 năm một lần. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, các sự kiện này đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình trạng vượt ngân sách, nợ dài hạn, cơ sở hạ tầng lãng phí, di dời và đô thị hóa, xung đột chính trị và tác hại đến môi trường.

Bài toán kinh tế bền vững và lành mạnh nhìn từ Olympic- Ảnh 1.

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hy vọng, kể từ Omlypic năm nay, mọi hoạt động được đưa về đúng bản chất của nó. Tổ chức thể thao phi chính phủ này đang hướng tới mục tiêu tiết kiệm và xanh hơn so với những năm trước.

Victor Matheson, Giáo sư kinh tế của Cao đẳng Holy Cross, chuyên gia nghiên cứu về chi phí tài chính của Thế vận hội, cho biết: "Olympic Paris sẽ là kỳ Thế vận hội đầu tiên có tổng chi phí dưới 10 tỷ USD. IOC nhận thấy, các thành phố sẵn sàng đăng cai sự kiện này đang dần ít đi. Nhìn vào những thành phố đã đăng cai Olympic trước đây, thảm họa tài chính đã khiến nhiều nước lo ngại. Chi phí tổ chức sự kiện cực kỳ tốn kém với rất ít hy vọng thu hồi vốn".

Cách đây 40 năm, thế vận hội cũng đã phải đổi mặt với nhiều thách thức.

"Sau các vấn đề bạo lực tại Thế vận hội Mexico 1968 và Thế vận hội Munich năm 1972 hay Thế vận hội Montreal năm 1976 bị khủng hoảng tài chính, hầu như không có quốc gia nào muốn tham gia đăng cai Thế vận hội năm 1984", Andrew Zimbalist, nhà kinh tế học thể thao của Smith College, người đã viết về những căng thẳng kinh tế tại Olympic và World Cup trong cuốn sách "Circus Maximus", nhận định.

Thời điểm đó, theo ông Zimbalis, Los Angeles, thành phố duy nhất đăng cai Thế vận hội năm 1984, đã có thể sử dụng cơ sở hạ tầng và sân vận động hiện có, sắp xếp các khoản tài trợ doanh nghiệp và quyền phát sóng, xây dựng sự kiện thành điểm đến du lịch nổi tiếng như ngày nay.

Điều ấn tượng nhất của sự kiện năm đó là Ban Tổ chức Olympic Los Angeles đã thu được khoản lợi nhuận lên đến 215 triệu USD.

Bài toán kinh tế bền vững và lành mạnh nhìn từ Olympic- Ảnh 2.

"Từ đó, thế vận hội có sức hấp dẫn đặc biệt để thu về lợi nhuận khổng lồ, nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới bắt đầu cố gắng được đăng cai Thế vận hội. Nhờ đó, cuộc cạnh tranh để đăng cai Thế vận hội trở nên khốc liệt như các đấu trường thể thao", ông Zimbalist cho biết.

Ngày nay, trong cuộc đua giành quyền đăng cai Thế vận hội, một số thành phố đã chi tới 100 triệu USD chỉ riêng cho quá trình đấu thầu. Và một khi họ giành được những suất đấu thầu đó, chi phí thường tăng vọt vượt xa so với ước tính và ngân sách dự toán ban đầu.

Chi phí vượt mức

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford công bố vào tháng 5/2024, 5 trong 6 kỳ Thế vận hội gần đây (mùa hè và mùa đông) đã vượt quá chi phí dự tính bán đầu.

"Tất cả các Thế vận hội, không có ngoại lệ, đều vượt quá chi phí. Không có loại siêu dự án nào đạt đến mức vượt chi phí dự tính như thế, kể cả việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay lưu trữ chất thải hạt nhân cũng vậy", các nhà nghiên cứu nhận định.

Theo ước tính của ông Zimbalist (bao gồm chi phí hoạt động và chi phí cơ sở hạ tầng trực tiếp và gián tiếp), sự đầu tư cho Olympic ngày càng trở nên xa hoa. Bắc Kinh (Trung Quốc) đã chi hơn 40 tỷ USD cho Thế vận hội mùa hè 2008, Sochi (Nga) đã chi hơn 50 tỷ USD cho Thế vận hội mùa đông 2014 và chi phí của Rio (Brasil) lên tới 20 tỷ USD cho Thế vận hội mùa hè 2016.

Và khi doanh thu chỉ bằng một phần nhỏ chi phí - trung bình khoảng 6 - 8 tỷ USD kể từ năm 2005 thì bài toán kinh tế bắt đầu trở nên kém hợp lý hơn.

Vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra và hoãn Thế vận hội 2020, Ủy ban Kiểm toán Quốc gia Nhật Bản phát hiện ra rằng ước tính ban tổ chức Thế vận hội Tokyo phải chi thêm 12,6 tỷ USD sau dự toán ban đầu là 17 tỷ USD.

"Chúng ta đều nhìn thấy những khó khăn mà các thành phố đăng cai Thế vận hội trải qua. Nếu phải chi ra tận 30 tỷ USD, chắc chắn sẽ không ai muốn đăng cai Thế vận hội nữa", ông Zimbalist cho biết.

Bài toán kinh tế bền vững và lành mạnh nhìn từ Olympic- Ảnh 3.

Tương lai của một thành phố

IOC và các thành phố chủ nhà đăng cai Olympic hy vọng sẽ biến sự kiện này trở nên bền vững hơn về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

Đối với Thế vận hội Paris 2024, sự kiện đầu tiên tổ chức phù hợp với lộ trình Chương trình nghị sự 2020 của IOC bao gồm 40 khuyến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi trong tương lai của sự kiện. Ban Tổ chức cũng công bố một loạt sáng kiến nhằm hướng tới Thế vận hội bền vững nhất.

Cụ thể, chỉ xây dựng một cơ sở thể thao cố định (một trung tâm thể thao dưới nước ít carbon, có nguồn gốc sinh học được thiết kế để người dân và các vận động viên Pháp có thể sử dụng trong tương lai). Bên cạnh đó là tận dụng các công trình hiện có hoặc tạm thời để tham gia thi đấu, cùng là mục đích quảng bá các di tích nổi tiếng ở thành phố.

Các nhà tổ chức Paris cũng bày tỏ ý tưởng giảm thiểu lượng khí thải carbon tại Olympic, dựa vào các sản phẩm ít tác động hoặc tái chế bất cứ khi nào có thể - chẳng hạn như đồ nội thất làm từ quả cầu lông.

Ngoài ra, Làng Olympic Paris 2024 sẽ được chuyển đổi thành văn phòng và nhà ở trong một khu phố nghèo.

Nhìn về tương lai, hướng đến Olympic Los Angeles vào năm 2028, những nỗ lực tương tự để đảm bảo một Thế vận hội "không xây dựng quá nhiều". Các bộ môn thi đấu không chỉ tổ chức ở thành phố Los Angeles mà còn được tổ chức cách đó 1.300 dặm tại Oklahoma.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng cho biết, có thể cần những động thái quyết liệt hơn trong tương lai để Thế vận hội trở nên bền vững và lành mạnh về mặt kinh tế.

Để đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài thực sự của Thế vận hội, các chuyên gia cho biết có thể sẽ phải chỉ định một thành phố duy nhất hoặc luân phiên qua một số thành phố để đăng cai các bộ môn thi đấu.

Minh An (Theo CNN)
Ý kiến của bạn
Hướng đến tương lai đô thị thông minh Hướng đến tương lai đô thị thông minh

Thành phố thông minh là một trong những xu thế phát triển chủ đạo của các đô thị trên thế giới cũng như trong khu vực. Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng này, và đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về chính sách, môi trường đầu tư lẫn việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thực tế tại các tỉnh, thành.