Bài toán thiếu hụt lao động do Covid-19 và cách giải của doanh nghiệp

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 25/03/2022

Giải pháp thích ứng linh hoạt trong phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2022 đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại.

Thế nhưng, tốc độ phục hồi sản xuất đã không được như mong muốn, số người lao động nhiễm Covid-19 tăng lên nhanh chóng dẫn tới thiếu hụt lao động cục bộ xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất.

Bài toán thiếu hụt lao động do Covid-19 và cách giải của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong việc hoàn thành các đơn hàng đã ký kết mà còn khiến doanh nghiệp e ngại chưa dám ký kết các đơn hàng mới. Để gỡ khó cho doanh nghiệp, quy định về thời gian làm thêm giờ đang được xem xét điều chỉnh theo hướng mở rộng trần, đối tượng làm thêm giờ tối đa theo năm và theo tháng.

Điêu đứng vì "khủng hoảng" lao động

Trước những khó khăn do Covid-19 của doanh nghiệp trong hai năm qua và vẫn đang kéo dài trong thời gian sắp tới, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam… cũng đều đã có đề nghị tăng giới hạn làm thêm giờ theo tháng và tăng trần thêm giờ một năm từ 300 giờ lên 400 giờ.

Điều 107 Bộ Luật Lao động quy định người sử dụng lao động được phép thỏa thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng, 200 giờ/năm và chỉ có một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thủy hải sản…) được làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ/năm. Tuy nhiên, trong thời gian ảnh hưởng của đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm quá 40 giờ/tháng để bù cho lực lượng lao động thiếu hụt cục bộ.

Không chỉ có nhu cầu tăng trần làm thêm giờ theo tháng, nhiều doanh nghiệp còn mong muốn được linh hoạt trong việc thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc, quy định làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm mà không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc như quy định hiện hành.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhận định thực tế trên cho thấy các quy định về giới hạn làm thêm trong tháng, trong năm tại Điều 107 của Bộ luật Lao động cần có sự điều chỉnh ngắn hạn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, người lao động có việc làm và thêm thu nhập, ổn định lại cuộc sống.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động; trong đó có phương án tăng số giờ làm thêm hàng tháng tối đa từ 40 giờ/tháng lên 72 giờ/tháng và mở rộng áp dụng được phép làm thêm tối đa 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề và thời gian áp dụng sẽ kéo dài đến hết năm 2022. Nội dung của dự thảo nghị quyết khác so với quy định hiện hành của Bộ luật Lao động năm 2019. Nhưng trong bối cảnh đặc biệt, Chính phủ đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc xem xét, quyết định thông qua.

Cùng với đó, quy định mới sẽ kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đang bị tác động tiêu cực của đại dịch, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, hồi phục và tạo đà phát triển trong thời gian tới.

Đứng trước những khó khăn về thiếu hụt lao động, doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT), đã có những hành động cụ thể để góp phần cung ứng nguồn lao động trong giai đoạn này.

Bài toán thiếu hụt lao động do Covid-19 và cách giải của doanh nghiệp - Ảnh 2.

Công ty PGT Holdings đề xuất hợp tác nhiều lĩnh vực với Đồng Tháp.

Ngày 23/2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.

Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực M&A, PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Quay lại với thị trường chứng khoán hôm nay 24/3/2022 đóng cửa, VN-Index giảm 4,08 điểm (0,27%) giảm 1.498,26 điểm, HNX-Index tăng 0,7 điểm (0,15%) lên 462,8 điểm, UPCoM-Index tăng 0,69 điểm (0,59%) đạt 117,27 điểm.

Thêm vào đó, dòng tiền hôm nay đang có xu hướng xoay quanh cổ phiếu small & midcap nhưng tăng không bền, dẫn đến việc khó lan tỏa xu hướng tăng cho thị trường chung.

Thanh khoản thị trường cũng hạ nhiệt đáng kể trong phiên chiều, kéo giá trị giao dịch trên HOSE giảm 12% so với phiên hôm qua, còn 24.834 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường thì thanh khoản đạt 30.494 tỷ đồng.

Cổ phiếu PGT Holdings hôm nay 24/3 có một phiên giảm 3 điểm mức giá cổ phiếu PGT đóng cửa là 11,300 VNĐ. Nhưng tuy nhiên mức thanh khoản 74,300 cổ phiếu tăng hơn 2,1 lần so với phiên ngày hôm qua. Các chuyên gia chứng khoán nhận định đây có thể lại là một tín hiệu mua vào và tích lũy cổ phiếu của PGT trong giai đoạn cuối tháng 3 này.

Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những thông tin tích cực, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông khi nắm giữ mã PGT. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn đầu tư.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn