Bamboo Capital (BCG): Lợi nhuận sau kiểm toán chạm mức 1.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp - Doanh nhân
11:02 AM 31/03/2022

Theo BCG, sự tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế chủ yếu do doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tài chính của BCG tăng. Trong năm qua BCG đã thực hiện nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo. Sự thay đổi về lợi nhuận sau thuế chủ yếu bởi chi phí tài chính giảm do BCG điều chỉnh vào chi phí vốn hóa của dự án một cách phù hợp.

Ghi nhận tại BCTC kiểm toán 2022 của CTCP Bamboo Capital (BCG), doanh thu thuần hợp nhất không có điều chỉnh so với báo cáo tự lập, đạt hơn 2.589 tỷ đồng, tăng hơn 41% so với năm 2020. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế hợp nhất được ghi nhận tăng thêm và chạm mức 1.000 tỷ - gấp 3,8 lần so với 2020.

Theo BCG, sự tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế chủ yếu do doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tài chính của BCG tăng. Trong năm qua BCG đã thực hiện nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo. Sự thay đổi về lợi nhuận sau thuế chủ yếu bởi chi phí tài chính giảm do BCG điều chỉnh vào chi phí vốn hóa của dự án một cách phù hợp.

Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của BCG đạt 37.689 tỷ đồng, điều chỉnh giảm nhẹ 0,3% so với số liệu chưa kiểm toán và tăng 56,1% so với cuối năm 2020. Tài sản dài hạn tăng mạnh từ 12.798 tỷ đồng hồi đầu năm lên 21.450 tỷ đồng.

Về tài sản ngắn hạn, BCG tăng khoản đầu tư tài chính lên 1.001 tỷ đồng, tăng 75%. Ban lãnh đạo BCG lý giải rằng trong năm 2021, tình hình Covid-19 phức tạp đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án bất động sản và năng lượng tái tạo. Vì vậy, BCG đã linh hoạt đầu tư vào các công cụ tài chính để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng vốn đã huy động. Số dư tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2021 của BCG là 1.044 tỷ đồng.

Sau kiểm toán, nợ phải trả của BCG là 29.340 tỷ đồng tại ngày 31/12/2021. So với trước kiểm toán, nợ ngắn hạn của BCG tăng thêm 1.228 tỷ đồng, tuy nhiên nợ dài hạn giảm 1.232 tỷ, nguyên nhân do các khoản nợ được phân loại lại tiêu chí thời gian phù hợp hơn.

Theo Công ty, việc nợ dài hạn tăng khá mạnh trong năm 2021 chủ yếu do BCG huy động vốn dài hạn qua kênh trái phiếu để triển khai các dự án điện gió. Trong năm 2021, BCG đã nỗ lực giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu từ 7,2 lần tại cuối năm 2020 xuống 3,5 lần vào cuối năm 2021.

Trong một phát biểu gần đây, ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch HĐQT BCG cho biết trong năm 2022, BCG sẽ tiếp tục giảm đòn cân nợ xuống còn dưới 2 để giữ cơ cấu tài chính vững chắc.

Tri Túc
Ý kiến của bạn
Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống

Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".