Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi
Công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được các cấp thường xuyên quan tâm, quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm.
Từ đó, góp phần tạo nên sự đoàn kết, đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức và mang lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển chung của tỉnh và các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn chỉnh; đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh ngày càng cao, thu nhập của đồng bào DTTS được nâng lên.
Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho và giúp người dân ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Việc triển khai Chương trình MTQG lần này hướng đến các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, thị xã Sa Pa. Nguồn vốn đầu tư đã giải ngân cho các chương trình đạt 50% so với kế hoạch đề ra.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 ở các địa phương đã được quan tâm, triển khai, thực hiện; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể được phát huy; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ và nhân dân được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình được quan tâm. Qua công tác kiểm tra, giám sát giúp các cơ quan, đơn vị, tham gia thực hiện chương trình phát huy những kết quả đã đạt được và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cụ thể, tỉnh Lào Cai hiện có 88,8% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa đạt chuẩn; 96% thôn bản, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng; trên 1.014 đội văn nghệ và hơn 800 đội thể thao thôn bản.
Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 99%; Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học trung học cơ sở đến trường đạt 98%; Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học trung học phổ thông đạt 62,5%; Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 92%...
6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Lào Cai được phân bổ tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên 1.371 tỷ đồng và gần 116 tỷ đồng vốn chuyển nguồn năm 2022. Đến nay, đã giải ngân được trên 160 tỷ đồng, đạt 13,6% kế hoạch giao. Ban Dân tộc tỉnh luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trên địa bàn; động viên đồng bào tham gia sản xuất, nâng cao đời sống.
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai ưu tiên phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị nông sản. Cùng với đó, Lào Cai tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cho các hộ dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, nhiều mô hình liên kết sản xuất thực hiện thành công và hiệu quả như: Cây dược liệu ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai; cây chè ở các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà, Bảo Yên; cây quế ở huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng; cây chuối, dứa ở huyện Bát Xát, Mường Khương…
Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai sẽ đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho người dân như:
Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện Chương trình.
Thứ hai, tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các văn bản hướng dẫn của trung ương và điều kiện thực tế ở địa phương. Rà soát những khó khăn trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc.
Thứ ba, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình như: Ban hành Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; báo cáo nhanh kết quả thực hiện Chương trình trong tháng 10/2023 gửi Ủy ban Dân tộc;
Thứ tư, tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2023.
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho người dân theo chương trình MTQG đã đề ra, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cũng có những đề xuất hỗ trợ phát triển sản xuất ở địa phương có khó khăn trong việc thống nhất tiêu chí để xác định đối tượng các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để tháo gỡ những vướng mắc, tạo đà cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tạo công ăn việc làm, có nguồn lực để phát triển kinh tế địa phương.
Việt DũngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.