Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, vùng đồng bào DTTS và miền núi
Công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc tại tỉnh Lào Cai luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh cùng với sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh.
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai hiện có 30 cán bộ công chức và người lao động (trong đó có 6 công chức là người dân tộc thiểu số). Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc trong đó có việc tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trên địa bàn; chủ động nắm chắc tình hình đời sống của đồng bào, tình hình an ninh trật tự ở cơ sở để kịp thời có giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Công tác thông tin, tuyên truyền được phổ biến đến đông đảo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Chú trọng đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào DTTS
Tỉnh Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện chương trình đảm bảo hiệu quả, thực chất, tập trung nâng cao vai trò chủ thể của người dân và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân khu vực nông thôn. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2023 đạt trên 4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm từ 6,9%/năm trở lên; Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 6,6%/năm trở lên.
Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) toàn tỉnh đến năm 2023 đạt 103 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập bình quân đầu người của các huyện nghèo đạt trên 36,5 triệu đồng/năm. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2023 và duy trì các kết quả đã đạt được trong năm 2022.
Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 612 trường, 8.197 lớp với 229.503 học sinh. Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo người dân tộc thiểu số 4-5 tuổi đến trường đạt 98,8%; Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt 99%; Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học trung học cơ sở đến trường đạt 98%; Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi học trung học phổ thông đạt 62,5%; Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 92%.
Các chính sách hỗ trợ cho học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành nông thôn mới năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giúp học sinh vùng cao, học sinh con hộ nghèo có điều kiện để học tập tốt hơn; gia đình các em giảm bớt khó khăn; giáo viên yên tâm công tác; các cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường; góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, chống bỏ học ở các xã vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh...
Có thể thấy, công tác dân tộc, các chính sách dân tộc và công tác triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt để tăng cường đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện. Trong tháng, Ban Dân tộc tỉnh, phòng Dân tộc các huyện, thị xã, Văn phòng UBND thành phố đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ cơ quan thường trực các chính sách dân tộc; chủ động nắm bắt kịp thời tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để có những giải pháp chăm lo kịp thời.
Đồng bộ các cơ chế, chính sách để khắc phục những khó khăn
Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2023, trong 6 tháng cuối năm, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là sự đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; Trọng tâm là triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ bằng một loạt các giải pháp như:
Hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách; hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các văn bản hướng dẫn của trung ương và điều kiện thực tế ở địa phương. Rà soát, đánh giá những khó khăn trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề xuất các các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc. Tập trung sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua đó, tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác y tế và dân số trong tình hình mới. Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trên địa bàn; Chủ động nắm chắc tình hình đời sống của đồng bào, tình hình an ninh trật tự ở cơ sở để kịp thời có giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025; Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới trên báo, đài, hội nghị và thông qua công tác kiểm tra giám sát thực hiện chương trình.
Việt DũngĐại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit năm 2024 đã khép lại sau hai ngày tổ chức với gần 50 bài tham luận và phiên tham luận lớn nhỏ. Sự kiện tiếp tục ghi dấu một mùa thành công khi đã thu hút gần 1000 lượt người tham dự, cùng hàng trăm tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.