Bán giải chấp cổ phiếu liệu có phải là “Bài học đắt giá” của sử dụng Margin?

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 07/10/2022

Khép lại phiên giao dịch ngày 6/10/2022, VN-Index giảm 29,74 điểm (2,69%) xuống 1.074,52 điểm, HNX-Index giảm 6,99 điểm (2,89%) về 235,13 điểm, UPCoM-Index giảm 1,38 điểm (1,64%) về 82,41 điểm.

Toàn sàn có 22 mã tăng trần, 162 mã tăng giá, 767 mã đứng giá, 573 mã giảm giá và 87 mã giảm sàn.

Việc phải bán giải chấp cổ phiếu là điều không nhà đầu tư nào mong muốn, nhất là trong bối cảnh thị trường đi xuống. Mỗi lần cổ phiếu bị bán giải chấp, nhà đầu tư bị thiệt hại rất nhiều. Vậy giải chấp là gì? Bán giải chấp trong chứng khoán là gì? Khi nào bán giải chấp?...Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé

Giải chấp là gì?

Giải chấp còn được gọi là xóa thế chấp. Đây là hình thức giải trừ thế chấp với tài sản đang ở ngân hàng vay vốn. Tài sản sẽ chỉ được giải chấp khi thanh lý hợp đồng vay, nghĩa là tài sản thế chấp này đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản vay nợ của người vay với phía ngân hàng. Lúc này, tài sản thế chấp sẽ không còn là tài sản đảm bảo cho khoản vay nữa.

Nói một cách đơn giản thì giải chấp là điều bắt buộc với người vay khi đến hạn trả nợ gốc cho ngân hàng. Nếu thanh lý hợp đồng không đúng thời hạn thì sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn gây ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người vay.

Bán giải chấp cổ phiếu

Bán giải chấp cổ phiếu (Force sell) thường xảy ra khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ (margin) và giá cổ phiếu xuống dưới ngưỡng cho phép của công ty chứng khoán nhưng nhà đầu tư chưa nộp thêm tiền.

Bán giải chấp cổ phiếu thường xảy ra khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ (margin) và giá cổ phiếu xuống dưới ngưỡng cho phép của công ty chứng khoán nhưng nhà đầu tư chưa nộp thêm tiền. Trước khi bán giải chấp cổ phiếu, các công ty chứng khoán thường có thông báo tới khách hàng của mình biết trước 1-2 ngày. Nếu không muốn bị bán giải chấp, nhà đầu tư phải nộp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ để đạt ngưỡng an toàn tối thiểu do công ty chứng khoán quy định.

Việc bán giải chấp này nhằm thu hồi lại tiền mà công ty chứng khoán đã cho nhà đầu tư vay. Thông thường, việc bán giải chấp cổ phiếu sẽ được diễn ra khi mà thị trường giảm mạnh, có những tín hiệu xấu.

Trước khi bán giải chấp cổ phiếu, các công ty chứng khoán thường sẽ có thông báo cho các nhà đầu tư biết trước để họ được quyền lựa chọn. Nếu không muốn bị bán giải chấp, nhà đầu tư phải nộp thêm tiền vào tài khoản để đạt được ngưỡng an toàn tối thiểu công ty chứng khoán quy định.

Khi nào xuất hiện bán giải chấp cổ phiếu

Việc phải bán giải chấp cổ phiếu xảy ra khi các nhà đầu tư sử dụng margin (sử dụng đòn bẩy tài chính). Hiện tại, các công ty chứng khoán đang có nhiều cách thức để xử lý tài khoản margin. Khi thị trường chứng khoán lao dốc hay cổ phiếu nào đó tụt dốc, thường chỉ có một cách duy nhất là là bán giải chấp cổ phiếu.

Nhà đầu tư cần làm gì để cổ phiếu không bị bán giải chấp

Cổ phiếu bị bán giải chấp là tình huống không một nhà đầu tư nào mong muốn, khi tổng tài sản sụt giảm quá mức quản lý rủi ro của mình dẫn đến sự can thiệp của công ty chứng khoán. Mỗi lần cổ phiếu bị bán giải chấp, nhà đầu tư bị thiệt hại rất nhiều.

Để cổ phiếu không bị bán giải chấp và sử dụng margin có hiệu quả, nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ tỷ lệ ký quỹ tài khoản trước những biến động của cổ phiếu đang nắm giữ.

Mặc dù các chuyên gia không khuyến cáo nhà đầu tư nên xem xét danh mục đầu tư quá thường xuyên, nhưng nếu nhà đầu tư có số dư ký quỹ đáng kể, họ cần theo dõi hằng ngày. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư biết được danh mục đầu tư của mình đang ở đâu và liệu có gần đến mức ký quỹ duy trì hay không.

Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng margin khi đã có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu thị trường và doanh nghiệp, không nên margin vào những cổ phiếu có tính đầu cơ, chỉ sử dụng margin khi thị trường có xu hướng tăng rõ ràng, nhưng ở mức độ vừa phải, tạo một biên độ an toàn cho tài khoản.

Phân tích cổ phiếu kỹ lưỡng và tìm hiểu tỷ lệ ký quỹ của các công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư có được kế hoạch đầu tư chắc chắn hơn. Nhà đầu tư có thể sử dụng các ứng dụng chứng khoán để hỗ trợ tìm điểm mua/bán.

Đầu tư chứng khoán vốn đòi hỏi tính kỷ luật cao, khi nhà đầu tư ký quỹ càng phải xây dựng tính kỷ luật chặt chẽ hơn khi ra quyết định đầu tư.

Chia sẻ thêm với tư cách là 1 nhà đầu tư nước ngoài, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

photo-1665069873000

Thêm vào đó, trong giai đoạn của thị trường chứng khoán cuối năm, nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng vì rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."

Bên cạnh những góc nhìn đa chiều từ nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu để giải ngân, thì chính nội tại của doanh nghiệp cũng là nền tảng để kêu gọi vốn đầu tư.

PGT Holdings_Nỗ lực cho sự "Phát triển bền vững’ của doanh nghiệp

ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp. ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

photo-1665069875782

Trong tháng 7/2022, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang vô cùng thu hút các nhà đầu tư.

Đặc biệt thông tin nổi bật đó là, các quỹ đầu tư theo tiêu chí bền vững toàn cầu thu hút khoảng 96,6 tỷ USD trong quý đầu năm 2022, trong bối cảnh dòng tiền đầu tư biến động, lượng tiền này đã giảm khoảng 36% so với quý trước đó nhưng so với các việc các quỹ khác có lượng tiền vào giảm tới 73% thì vẫn nhỏ hơn rất nhiều. Theo chuyên gia, lý do căn bản là nhà đầu tư ESG là những người có tầm nhìn dài hạn và ít "nhảy nhót" hơn những nhà đầu tư khác khi thị trường gặp biến động.

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam có chính sách hướng dẫn kỹ thuật hay yêu cầu toàn bộ doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin về phi tài chính thì ESG sẽ phát triển rất nhanh. Những doanh nghiệp niêm yết đi trước sẽ là hình mẫu, vì không chỉ xét đến dòng vốn trên thị trường chứng khoán.

Dòng vốn FDI dịch sang Việt Nam ngày càng nhiều, hầu hết họ đều quan tâm ESG, họ sang mà ta chưa sẵn sàng thì đôi khi ta đánh mất cơ hội. Còn khi ta sẵn sàng dù chưa áp dụng hoàn thiện, vẫn có thể đón trọn dòng vốn này.

photo-1665069877871

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Quay trở lại với doanh nghiệp PGT Holdings, với hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững。

Khép lại phiên giao dịch ngày 6/10/2022, mã PGT trên sàn HNX đóng cửa với mức giá 3,700 VNĐ.

Do đó với mức giá tốt như hiện nay, mã PGT chính là 1 gợi ý đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam

Năm 2024 ghi dấu ấn là năm bứt phá của ngành nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu. Giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, trong khi kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt trên 62 tỷ USD, tăng trên 18% so năm 2023.