Ban QLDA thị xã Sa Pa (Lào Cai): Nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng hạ tầng

Cộng tác viên
02:30 PM 28/05/2020

Từ đầu năm 2020, Ban QLDA Sa Pa (Lào Cai) thị xã được giao thực hiện 264 công trình, trong đó, số công trình đang thực hiện chuẩn bị đầu tư là 140 công trình; số công trình đang thi công là 60 công trình; công trình đang tạm dừng thi công là 11 công trình; số công trình đang thực hiện quyết toán: 30 công trình; số công trình hoàn thành quyết toán là 23 công trình.

    Đồng  chí Hoàng Ngọc Định, Giám đốc Ban QLDA ĐTXD Thị xã Sa Pa - Lào Cai

    Từ đầu năm 2020, Ban QLDA Sa Pa (Lào Cai) thị xã được giao thực hiện 264 công trình, trong đó, số công trình đang thực hiện chuẩn bị đầu tư là 140 công trình; số công trình đang thi công là 60 công trình; công trình đang tạm dừng thi công là 11 công trình; số công trình đang thực hiện quyết toán: 30 công trình; số công trình hoàn thành quyết toán là 23 công trình.

    Tổng kế hoạch vốn được giao đến tháng 5/2020 là 187,43 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn chuyển tiếp là 9,03 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2020 là: 178,4 tỷ đồng. Đến nay, Ban đã giải ngân thanh toán đạt: 63,5 tỷ đồng, bằng 36% so với kế hoạch năm 2020. Số công trình hoàn thành đang quyết toán là 30 công trình, số công trình hoàn thành đang trình quyết toán là 23 công trình. Ngay từ đầu năm, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng của các dự án cũng như nâng cao chất lượng xây dựng công trình, Ban đã phối hợp với cơ quan chức năng chú trọng ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế, công tác đấu thầu, chỉ định thầu được thực hiện công khai minh bạch, đảm bảo chất lượng công trình.

    Tính đến ngày 03/03/2020, tổng số các dự án chuyển tiếp và khởi công năm 2020 là 71 công trình (chuyển tiếp 62 công trình; khởi công mới 9 công trình). Tiến độ thi công công trình bị ảnh hưởng nhiều bởi công tác GPMB còn gặp nhiều khó khăn, đến nay vẫn còn 18 công trình gặp vướng mắc trong công tác GPMB, trong đó 11/18 công trình phải tạm dừng thi công do công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn, phức tạp. 

    Ngay từ đầu năm 2020, Ban QLDA đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất, các cơ quan chuyên môn thực hiện quyết liệt công tác GPMB đối với các công trình, đặc biệt là các dự án lớn, các dự án trọng điểm như dự án San tạo mặt bằng Chợ Văn hóa bến xe khách, Khu tái định cư và sắp xếp dân cư Tây Bắc, đường liên xã Bản Khoang đi Phìn Ngan (Bát Xát),… Việc lựa chọn mặt bằng đầu tư rất hạn chế do quỹ đất không còn, công tác phối hợp trong ĐTXD của thị xã và các phòng, ban liên quan chưa thực hiện nghiêm túc, nhất là về thời gian chưa đảm bảo. Công tác quản lý sau đầu tư còn quản lý lỏng lẻo đặc biệt là các công trình cấp nước sinh hoạt, nhiều hệ thống cấp nước mới được đầu tư và đưa vào sử dụng chưa lâu đã xuống cấp, hư hỏng, không được sửa chữa kịp thời gây thiếu nước sạch sinh hoạt và lãng phí tiền của đầu tư của Nhà nước và nhân dân.

    Chia sẻ về phương hướng và nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Hoàng Ngọc Định, Giám đốc Ban QLDA thị xã Sa Pa cho hay: Ban QLDA huyện quyết tâm tiếp tục triển khai thực hiện các dự án từ các năm khác chuyển sang năm 2020; hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới năm 2020; hoàn thành quyết toán các dự án đã bàn giao và đưa vào sử dụng.

    Bên cạnh đó, Ban phối hợp với các Phòng chức năng kiểm tra tiến độ và chất lượng các công trình đang xây dựng trên địa bàn huyện; phối hợp với đơn vị liên quan khảo sát, lập dự toán, thẩm định các công trình có chủ trương và có kế hoạch vốn. Tập trung lập hồ sơ quyết toán các công trình đã hoàn thành. Đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công các công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng và đạt kế hoạch được giao, nghiệm thu các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng; thanh toán vốn kịp thời cho các công trình có khối lượng hoàn thành; kịp thời nắm bắt và báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án…
     

    Việt Dũng
    Ý kiến của bạn
    Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

    Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.