“Bàn về những điểm tựa” giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11, VN-Index tăng 3,36 điểm (0,3%), đạt mức 1113,82 điểm; HNX-Index tăng 0,69 điểm (0,3%), đạt mốc 230,49 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua với 441 mã tăng và 272 mã giảm. Sắc xanh chiếm phần lớn trong rổ VN30 với 17 mã tăng, 11 mã giảm và 2 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 812 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 17 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 97 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1,9 ngàn tỷ đồng.
Những khó khăn của nền kinh tế
4 rủi ro chính đến kinh tế năm 2024 gồm kinh tế Mỹ và Trung Quốc chưa phục hồi lại mức cũ; thị trường bất động sản đóng băng dài hơn dự kiến; huy động vốn doanh nghiệp vẫn khó khăn và rủi ro đến từ địa chính trị, thực thi chính sách.
Phân tích thêm về rủi ro liên quan thị trường bất động sản, các chuyên gia cho rằng đầu tư tư nhân của doanh nghiệp nội địa dự kiến vẫn khó khăn năm 2024 do triển vọng kinh tế chưa rõ hoặc chưa ở giai đoạn tăng trưởng cao. Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn là một thách thức lớn khi môi trường lãi suất tăng trở lại.
Riêng với thị trường bất động sản, cầu lớn nhưng vấn đề là phía cung/ pháp lý làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành dự án và vấn đề khả thi cấp vốn vẫn là một thách thức lớn. Triển vọng năm 2024 vẫn chưa rõ và phụ thuộc lớn vào việc tập trung tháo gỡ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và nợ vay bất động sản vì cho giãn hoãn vào 2024 và năm 2025 sẽ hạ cánh ra sao.
Bên cạnh đó, mặc dù tín dụng kinh doanh bất động sản đã tăng trưởng trở lại (tăng 21,86% cho 9 tháng 2023) nhưng quy mô còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn khu vực này.
Ông Nguyễn Quang Thuân cũng cho rằng về vấn đề nợ xấu trái phiếu bất động sản, các ngân hàng giờ mới "ngấm đòn", nhất là các ngân hàng nhóm dưới có bộ đệm vốn thấp. Thể hiện ở tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp ở mức rất cao (khoảng 14,6% tính trên tổng giá trị lưu hành) và tỷ lệ tạo lập nợ xấu đang tăng cao.
Về vấn đề huy động vốn cho đầu tư còn khó khăn, mặc dù lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng giảm thấp nhưng lãi suất huy động dài hạn (trên 12 tháng) vẫn chưa giảm. Lãi suất tín dụng giảm nhất nhẹ. Cung tiền M2 (bao gồm tiền gửi, giấy tờ có giá và tiền mặt lưu thông) đang có dấu hiệu phục hồi.
Các chuyên gia cho rằng Việt Nam hiện có dư địa để nới lỏng tài khóa và tiền tệ một cách chọn lọc. Cụ thể là tăng trưởng tín dụng dựa trên sự phân tách theo cấp độ rủi ro/ mức xếp hạng tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó,kênh vốn trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu/ tái cơ cấu tăng cao (khoảng 15% trên tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành)
"Về triển vọng tăng trưởng kinh tế 2024, còn nhiều ẩn số bao gồm địa chính trị toàn cầu, xu hướng lãi suất quốc tế và xác suất suy thoái của các nền kinh tế là đối tác của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Rủi ro nội tại đối với nền kinh tế Việt Nam và ngành tài chính lớn nhất có lẽ là triển vọng thị trường bất động sản và lây chéo sang nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng. Yếu tố cần theo dõi là khi nào các chủ đầu tư giảm giá bất động sản và tháo gỡ pháp lý được triển khai trên diện rộng".
Đầu tư công - cứu cánh cho tăng trưởng
Quốc hội đã thông qua nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 là 6 - 6,5%, lạm phát 4 - 4,5%. Mục tiêu này có phần thách thức trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu vẫn gặp khó khăn. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng sáng hơn cho năm 2024 là có cơ sở, khi kinh tế tăng tốc hồi phục những tháng cuối năm nay, tạo điểm tựa cho những mục tiêu năm mới.
Đẩy mạnh xuất khẩu, hồi phục thị trường nội địa
Chuyên gia cho rằng, động lực đầu tiên để kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong 2 tháng cuối năm 2023 và năm 2024 chính là xuất khẩu. Bước sang năm 2024, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng xuất khẩu từ 5 - 7%. Điều này có thể đạt được nhờ việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ phục hồi. Bên cạnh đó, nếu kinh tế Trung Quốc khởi sắc cũng sẽ tạo thêm động lực cho Việt Nam xuất khẩu thêm nhiều hàng hóa sang thị trường này.
"Các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc đang phục hồi, thị trường châu Âu dù chưa như mong muốn, nhưng năm tiếp theo có nhiều kỳ vọng. Thị trường nội địa, tiêu dùng trong nước, với chỉ tiêu tổng mức bán lẻ tăng trưởng 9% rất đáng khích lệ trong lúc này". Yếu tố về tổng cầu, xuất nhập khẩu, đầu tư tư nhân có triển vọng lớn. Chuyển biến, tăng trưởng đến đâu, phụ thuộc rất nhiều vào hành động Chính phủ, bộ ngành.
Khi kích cầu thị trường nội địa sẽ giúp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, góp phần tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 22/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Mới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.