Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới

Diễn đàn
03:09 PM 19/09/2022

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) vừa tổ chức thành công Diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022” với sự tham dự trực tiếp của trên 600 đại biểu trong nước và quốc tế.

Với chủ đề "Giải pháp tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới", Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực năng lượng trao đổi, chia sẻ, kết nối nhằm phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng giai đoạn mới.

Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới - Ảnh 1.

Toàn cảnh Diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022” tổ chức hôm 16/9 tại Hà Nội.

Tham dự Diễn đàn, về phía Bộ Khoa học và Công nghệ, có Thứ trưởng Trần Văn Tùng; Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Tiến Tài. Về phía Bộ Công thương, có Thứ trưởng Đặng Hoàng An; Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) Trịnh Quốc Vũ.

Diễn đàn còn có sự tham gia của ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Môi trường và Biến đổi khí hậu, Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP); ông Đỗ Đức Tường - chuyên gia cố vấn dự án năng lượng Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - Việt Nam (USAID); ông Henrik Adler Nielsen - Cố vấn năng lượng Đan Mạch;… cùng Đại sứ quán các nước, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới năng lượng.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 được tổ chức nhằm phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng với mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới.

Diễn đàn nhằm cung cấp thông tin về các giải pháp công nghệ cho tiết kiệm năng lượng, góp phần đáp ứng tốt các cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) và theo tinh thần của Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02/10/2020 của Chính phủ. Đồng thời, Diễn đàn là nơi tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước… nhằm xây dựng hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng bền vững.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An đã có những chia sẻ chi tiết, qua đó khẳng định, nước ta có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050. Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. "Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng là giải pháp rẻ nhất để tăng cường nguồn cung, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới", Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An khẳng định.

Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới - Ảnh 2.

Ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Môi trường và Biến đổi khí hậu, Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) - trình bày tham luận và phát biểu ý kiến tại Diễn đàn.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã cùng thảo luận và lắng nghe các phân tích từ chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế liên quan đến các vấn đề như: Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Trong Phiên thảo luận đầu tiên của Diễn đàn, các đại biểu đã được nghe các tham luận như: "Chính sách và Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030" do Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) Trịnh Quốc Vũ trình bày; "Định hướng và giải pháp UNDP cho Việt Nam về hỗ trợ thúc đẩy tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2022-2026" do ông Đào Xuân Lai - Trưởng ban Môi trường và Biến đổi khí hậu, Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) trình bày...

Tại phiên đầu này, các thông tin từ tham luận đã giúp các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị quản lý nhà nước, chuyên gia tư vấn chiến lược và cộng đồng nhà khoa học trong và ngoài nước có sự chia sẻ về chính sách, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích trong các chương trình hỗ trợ sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện các mục tiêu cam kết tại Hội nghị COP26.

Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới - Ảnh 3.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm của Đại sứ quán các nước, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới năng lượng.

Trong Phiên 2, các nhà khoa học công nghệ trong và ngoài nước bày tỏ sẵn sàng tiếp nhận các đặt hàng từ các nhà quản lý, địa phương và doanh nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu các xu hướng công nghệ mới tới cộng đồng giúp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong bối cảnh mới.

Bên cạnh đó, các tham luận tại Phiên 2 của Diễn đàn đã giúp đưa ra bức tranh tổng quan về nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới; tiếp nhận ý kiến đóng góp từ chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong nước và quốc tế ... đề xuất các giải pháp xây dựng hoàn thiện chính sách ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển năng lượng bền vững.

Ngoài ra, thảo luận về lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 đặc biệt nhấn mạnh về công nghệ khuyến cáo nên sử dụng; đưa lĩnh vực ứng dụng công nghệ trong năng lượng trở thành một lĩnh vực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường; hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội...

Cùng với đó, đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, chú trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực; vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các địa phương trong từng lĩnh vực, trong doanh nghiệp và từng cá nhân. Từng bước tiếp nhận, chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến nhập khẩu, xây dựng và phát triển năng lực nội sinh về công nghệ trong doanh nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Nguyễn Hạnh
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.