Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa: Phát triển mạng lưới dịch vụ thu và hệ thống nhân viên thu
Để mở rộng, phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa luôn quan tâm xây dựng mạng lưới dịch vụ thu và hệ thống nhân viên thu. Nhờ vậy, công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt kết quả tích cực, góp phần lan tỏa chính sách Bảo hiểm xã hội đến từng thôn, bản, tổ dân phố và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Đến nay, trên địa bàn Thanh Hóa có 17 tổ chức dịch vụ thu với gần 3.800 nhân viên thực hiện công tác thu, phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội. Một số tổ chức dịch vụ thu có hệ thống đại lý, cộng tác viên phủ khắp các thôn, bản, tổ dân phố như Bưu điện tỉnh, Viettel Thanh Hóa, Công ty Bảo hiểm PVI Thanh Hóa… Nhờ vậy, Thanh Hóa là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt có những bước đột phá trong công tác phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tính đến 30/11/2022, toàn tỉnh có hơn 80.100 người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Riêng 11 huyện miền núi có hơ n 23.100 người tham gia.
Trao đổi với phóng viên Ông Lê Văn Tình - Giám đốc Bưu điện huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đến bây giờ tất cả các điểm thu của bưu điện đặt tại các nhà văn hóa xã. Ngoài ra bưu điện cũng ký hợp đồng với các cộng tác viên như trưởng thôn, cán bộ UBND, người có uy tín trên địa bàn. Số nhân viên thu đảm bảo yêu cầu bao phủ, trên 2km 1 điểm thu".
Các tổ chức dịch vụ thu đã làm tốt nhiệm vụ kết nối, là "cánh tay nối dài" lan tỏa chính sách Bảo hiểm xã hội đến với mọi người dân. Việc ký kết hợp đồng ủy quyền thu giữa Bảo hiểm xã hội và các tổ chức dịch vụ đã và đang góp phần mở rộng và đa dạng hóa các kênh đại lý thu, phát triển ngày càng nhiều đối tượng tham gia, tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế.
Mới đây, BHXH Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Tài chính về việc đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, BHXH Việt Nam đề xuất nâng mức hỗ trợ từ 30% lên 50% đối với hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại. Dự kiến, nếu Nhà nước hỗ trợ theo mức đề nghị này thì số người tham gia BHXH tự nguyện dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 3,6 triệu người; đến năm 2030 dự kiến đạt 8,9 triệu người.
Có thể nói, BHXH tự nguyện được ví như điểm tựa cho những người lao động tự do khi về già và cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Người lao động được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Với mức thấp nhất chỉ khoảng 150.000 đồng/tháng, khi tới tuổi nghỉ hưu, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ nhận lương hưu hàng tháng gấp hơn 4 lần mức đóng. Mặc dù, BHXH tự nguyện hiện nay chỉ gồm có hai chế độ là hưu trí và tử tuất nhưng loại hình bảo hiểm này vẫn được coi là sự lựa chọn đúng đắn đối với những người lao động tự do, công việc không ổn định.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022 tăng gấp 7,2 lần so với năm 2021. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2021 tăng gấp gần 242 lần so với năm 2008. Số người tham gia bảo hiểm y tế năm 2021 gấp 12,5 lần năm 1995, đạt tỉ lệ bao phủ 91,01% dân số.
Yến HoàngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.