Bão Ida ở Mỹ gây ác mộng cho thị trường nông sản châu Á
Bão Ida gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển các nông sản xuất khẩu của nước này, có thể làm tắc nghẽn các chuyến hàng đến các cảng ở tây bắc Thái Bình Dương, thậm chí khiến nhiều nhà máy chế biến ngũ cốc và hạt có dầu ở Châu Á rơi vào cảnh thiếu nguyên liệu.
Các nhà nhập khẩu ngũ cốc và hạt có dầu Châu Á dự báo sẽ phải đối mặt với việc các chuyến hàng vận chuyển từ các nước xuất khẩu bị chậm trễ ít nhất một tháng sau khi cơn bão Ida làm hư hỏng các bến cảng xuất khẩu quan trọng quanh bờ Vịnh Mỹ.
Theo những người trong ngành, nguồn cung những mặt hàng này có thể sẽ tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát giá lương thực – vấn đề vốn rất nhạy cảm đối với nhiều người tiêu dùng ở Châu Á, nơi nhiều nhà nhập khẩu còn rất ít hàng dự trữ bởi họ đã buộc phải lấy nguyên liệu dự trữ ra dùng trong bối cảnh giá cả và nguồn cung sản phẩm cây trồng biến động mạnh và việc mua bán, vận chuyển trở nên rất khó khăn, thậm chí bị gián đoạn, nguyên nhân liên quan đến Covid-19 và yếu tố thời tiết.
Các nhà nhập khẩu, dẫn đầu là nước mua đậu tương hàng đầu thế giới - Trung Quốc, nước mua ngô lớn - Nhật Bản và nhà nhập khẩu lúa mì lớn thứ hai thứ hai thế giới - Indonesia có khả năng bị ảnh hưởng không nhỏ sau khi các nhà xuất khẩu hàng đầu như Cargill bị thiệt hại về cơ sở bốc xếp ngũ cốc.
"Chúng tôi có những công ty đối tác yêu cầu chuyển thời hạn giao hàng từ tháng 9 sang tháng 10 vì sẽ mất ít nhất một tháng để mọi thứ trở lại gần như bình thường", giám đốc kinh doanh của một một công ty quốc tế về điều hành các nhà máy chế biến đậu tương và lúa mì trên khắp Châu Á cho biết, và thêm rằng: "Cũng có những hợp đồng bị hủy bỏ".
Bão Ida đổ bộ vào bờ biển nước Mỹ tuần trước đã gây thiệt hại cho các cơ sở xuất khẩu của nước này. Đã có nhiều nhà cung cấp báo cáo về mức độ thiệt hại.
Việc xuất khẩu sản phẩm cây trồng từ các điểm trung chuyển ở bờ Vịnh thuộc bang Louisiana, miền nam nước Mỹ - nơi xử lý khoảng 60% tổng xuất khẩu sản phẩm cây trồng của nước này – đến 7/9 vẫn bị hạn chế nghiêm trọng mặc dù Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã mở lại cửa hạ lưu sông Mississippi cho giao thông vận tải vào cuối tuần trước. Trước đó, hoạt động tại cảng đã phải tạm dừng 2 tuần trước, trong và sau cơn bão.
Cơ sở hạ tầng cảng biển bị thiệt hại sau bão đã ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xuất khẩu. Có ít nhất 2 nhà ga lớn chạy tàu bị dừng hoạt động trong nhiều ngày, nguồn điện cũng không ổn định, có nhiều lúc mất điện.
Việc giám sát xuất khẩu đậu tương và ngô Mỹ giảm sau khi bão gân thiệt hại ở các cảng biển
Các nhà xuất khẩu Mỹ ước tính chỉ vận chuyển được 68.059 tấn đậu tương xuất khẩu trong tuần kết thúc vào 2/9, giảm 82% so với tuần trước đó và thấp hơn 96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu ngô trong khoảng thời gian đó là 275.799 tấn, thấp hơn 53% so với tuần trước đó và thấp hơn 69% so với cùng kỳ năm trước.
"Người mua sẽ phải chờ đợi hoặc tìm kiếm nguồn thay thế nếu nhà cung cấp tuyên bố Trường hợp bất khả kháng", một nhà kinh doanh ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi có trụ sở tại Singapore cho biết, đề cập đến một điều khoản chung trong hợp đồng giúp giải phóng cả hai bên khỏi trách nhiệm hoặc nghĩa vụ khi xảy ra một sự kiện ngoài tầm kiểm soát của họ.
Cho đến nay, châu Á vẫn là thị trường hàng nhập khẩu đậu tương hàng đầu của Mỹ. Mỹ đang thu hoạch đậu tương, và các nhà nhập khẩu thường tiến hành phần lớn nhu cầu mua ngay sau khi đậu tương được thu hoạch, khi có nguồn cung dồi dào và giá thường giảm.
Từ năm 2016 đến năm 2020, châu Á chiếm khoảng 71% tổng xuất khẩu đậu tương của Mỹ, 56% trong số đó được vận chuyển đến người mua châu Á trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 của những năm đó, theo dữ liệu của USDA.
Xuất khẩu sản phẩm cây trồng của Mỹ hàng tháng
Với cố gắng để duy trì dòng chảy thương mại, một số sản phẩm cây trồng dự kiến sẽ được chuyển đến các cảng Tây Bắc Thái Bình Dương, mặc dù "điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn tại các cảng tây bắc Thái Bình Dương. Điều này dự kiến cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu lúa mì", một thương nhân của một công ty có trụ sở tại Singapore cho biết.
Bất kỳ sự chậm trễ kéo dài nào trong quá trình khôi phục lượng hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ có tác động trực tiếp đến người mua hàng đầu thế giới là Trung Quốc, nơi biên lợi nhuận chế biến đậu tương gần đây đã phục hồi sau đợt lao dốc hồi tháng 6 do lo ngại về nhu cầu từ ngành thịt lợn của nước này.
Lợi nhuận từ ép đậu tương ở Trung Quốc
"Có thể chúng ta gặp vấn đề về nguồn cung do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả ảnh hưởng từ cơn bão", một nhà quản lý thuộc một nhà máy nghiền ép đậu tương lớn có trụ sở tại Trung Quốc cho biết.
Tham khảo: Refinitiv
Vũ Ngọc DiệpKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.