Báo Nhật: Vì sao 'bong bóng du lịch' giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa thành hiện thực?
Tờ Nikkei Asia giải thích, việc phải gửi trước giấy tờ, bao gồm hành trình chi tiết các địa điểm cụ thể và những người mà du khách lên kế hoạch ghé thăm không phù hợp với tính chất công việc của các doanh nhân. Do vậy, việc triển khai mô hình này giữa Việt Nam và các quốc gia vẫn chưa có tín hiệu tích cực.
Theo Nikkei Asia, sau 5 tháng kể từ khi triển khai "bong bóng du lịch" giữa Việt Nam và Nhật Bản, các chuyến bay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể do những thách thức từ các quy định cách ly.
"Bong bóng du lịch" giữa hai quốc gia được triển khai từ tháng 11 năm ngoái, với mục đích kêu gọi các kỹ sư và chuyên gia từ Nhật Bản sang Việt Nam - điểm đến đầu tư ưa thích của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Song, nhìn chung việc thiết lập "bong bóng du lịch" vẫn chưa tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Một chuyên gia chia sẻ: "Mô hình này chủ yếu được áp dụng cho một số nhà ngoại giao, nhưng về phía doanh nhân thì lại rất ít".
Cụ thể, khách du lịch phải gửi trước giấy tờ, bao gồm hành trình chi tiết các địa điểm cụ thể và những người mà họ lên kế hoạch ghé thăm. Ngoài ra, du khách phải thực hiện xét nghiệm 2 ngày một lần. "Như vậy, điều này đã không phù hợp đối với tính chất công việc của các doanh nhân", một giám đốc điều hành của doanh nghiệp Nhật Bản cho hay.
Người Nhật Bản đến Việt Nam theo diện công tác phải chờ hơn 1 tháng để được xử lý hồ sơ, không tính đến tỷ lệ được chấp thuận vẫn rất thấp. Bất chấp việc doanh nhân nước ngoài gặp khó khăn khi vào Việt Nam, quốc gia này vẫn giữ được tổng số ca nhiễm ở mức thấp đáng kể, đồng thời đạt mức tăng trưởng GDP 2,91% vào năm 2020.
Việc Việt Nam duy trì việc kiểm soát chặt chẽ biên giới một phần do việc triển khai vaccine vẫn còn chậm. Bên cạnh Nhật Bản, việc triển khai "bong bóng du lịch giữa Việt Nam với Hàn Quốc và Trung Quốc cũng gặp tình trạng tương tự.
Một người trong ngành hàng không nhận định: "Thời gian Việt Nam khởi động lại các chuyến du lịch xuyên biên giới có thể sẽ muộn hơn so với các nước láng giềng". Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam kết luận, điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức trong việc thu hút khách du lịch nước ngoài.
Anh VũTại dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất 4 lĩnh vực được phép thử nghiệm, ưu tiên các dự án sử dụng nguyên liệu đầu vào trong nước.