Báo Nhật: Việt Nam và Thái Lan thu hút quỹ năng lượng mặt trời của Đức

Tài chính - Đầu tư
12:11 PM 10/01/2021

Theo Nikkei Asia, một quỹ huy động vốn cộng đồng của Đức về năng lượng xanh đang tìm cách mở rộng tại Đông Nam Á sau khi mua lại dự án năng lượng mặt trời của Thái Lan gần đây. Cụ thể, Ecoligo đã mua lại công ty con năng lượng mặt trời ở Thái Lan SEA Rooftop Solar thuộc tập đoàn điện lực lớn RWE của Đức hồi tháng 12.

Hiện giá trị mua lại không được tiết lộ. Với thương vụ này, Ecoligo đã có được dự án duy nhất của SEA. Đây là công trình lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái của một nhà máy chế tạo kim loại tại Chon Buri, Thái Lan.

Đổi lại, Ecoligo đang sử dụng mô hình huy động vốn cộng đồng hiện nay nhằm mang lại cơ hội cho người mua với một dự án thân thiện với môi trường, đồng thời nhận được lợi nhuận hàng năm là 5%. Chủ sở hữu nhà máy Xcquito dự kiến ​​cắt giảm 15-20% hóa đơn năng lượng theo thỏa thuận mua bán điện kéo dài 20 năm với Ecoligo.

Giám đốc Điều hành Martin Baart của Ecoligo nhấn mạnh: "Quyết định của RWE - công ty số 2 thế giới về năng lượng gió ngoài khơi và lớn thứ 3 châu Âu về năng lượng tái tạo - bán công ty con của mình ở Thái Lan đã cho thấy cơ hội đối với các doanh nghiệp nhỏ".

Theo ông Martin Baart, các công ty điện lực lớn thương không thể tập trung vào các dự án đơn lẻ có quy mô hạn chế. "Ngược lại, các doanh  nghiệp như Ecoligo lại có được sự nhanh nhẹn để thực hiện những dự án như vậy".

"Sản lượng năng lượng của các nhà máy năng lượng mặt trời ở Đông Nam Á cao gấp 1,5 đến 2 lần so với nhà máy tương tự ở Đức", đại diện Ecoligo nói thêm. Thực tế, nhiều nhà sản xuất trong khu vực hiện cũng yêu cầu các khách hàng cắt giảm lượng CO2 trong quá trình sản xuất, điển hình như Adidas và Ikea.

Hiện nay, Ecoligo đang tập trung vào các thị trường mới nổi. Trang web của Công ty liệt kê 53 dự án đã hoàn thành, hầu hết ở châu Phi hoặc châu Mỹ Latinh. Trong 6 dự án đang thực hiện, có 4 dự án ở Việt Nam và 1 dự án ở Thái Lan.

Kỹ sư người Đức Bernd Renner của Siemens chia sẻ: "Vừa qua, tôi đã đầu tư 1.000 euro vào việc lắp đặt điện mặt trời Ecoligo trên mái nhà máy ở tỉnh Bình Dương, Việt Nam".

Đây là nhà máy thuộc công ty sản xuất bao bì Đông Nam Việt. Công ty sản xuất bao bì in đóng góp cho sự bùng nổ sản xuất của Việt Nam này hứa hẹn giảm lượng khí thải CO2 xuống 8.600 tấn nhờ vào hệ thống điện mặt trời. 

Cố vấn cấp cao Moritz Sticher của công ty tư vấn công nghệ sạch Apricum cho hay: "Các hợp đồng mua bán công ty được coi như một tài sản hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, với khả năng sinh lời và rủi ro vỡ nợ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn khách hàng ổn định và đáng tin cậy".

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng khác. Các quỹ cộng đồng thường đầu tư bằng euro hoặc USD, trong khi các hợp đồng mua bán chủ yếu được định giá bằng nội tệ. Ecoligo ký hợp đồng bằng USD hoặc euro và có giá sàn để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giảm nào của tỷ giá quyền lực tính theo đồng nội tệ.

"Đối với RWE, việc bán công ty con năng lượng mặt trời ở Thái Lan cho Ecoligo là rất hợp lý. Vì các công trình lắp đặt nhỏ hơn 1 MW và Thái Lan không phải là trọng tâm chiến lược, do triển vọng hạn chế đối với các công trình lắp đặt cảnh quan mở lớn trong nước", ông Moritz Sticher kết luận. 

Hà Trần/ Theo Nikkei Asia
Ý kiến của bạn