Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý từ rừng của đồng bào vùng cao

Địa phương
04:16 PM 26/11/2024

Tỉnh Thanh Hóa xác định, bảo tồn, phát triển dược liệu là hướng đi phù hợp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, khai thác tiềm năng thế mạnh từng vùng, đảm bảo thu nhập ổn định và giảm nghèo bền vững cho người dân, nhất là người dân ở các xã biên giới, đồng thời bảo tồn nguồn gen dược liệu quý hiếm tại địa phương.

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý từ rừng của đồng bào vùng cao

Với tổng diện tích khoảng 648.370 ha rừng và hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gien các loại dược liệu bản địa, nhiều năm qua ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã thành công, bước đầu mở ra hướng phát triển sinh kế cho đồng bào miền núi.

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý từ rừng của đồng bào vùng cao- Ảnh 1.

Củ cây Ba kích được trồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước.

Theo báo cáo, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 1.000 loài cây dược liệu, trong đó có khoảng 20 loài dược liệu quý như: ba kích, đinh lăng, hòe hương nhu trắng, ích mẫu, quế, sa nhân, huyền sâm, xuyên tâm liên, nghệ vàng, cà gai leo..., tập trung tại các huyện miền núi; có khoảng 94.000 ha cây dược liệu dưới tán rừng, phần lớn tập trung tại các khu bảo tồn thiên nhiên như: Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông...Các loại dược liệu phân bố tập trung ở Vườn Quốc gia (VQG) Bến En và khu bảo tồn thiên nhiên ...

Sau một thời gian dài, việc thu hái dược liệu diễn ra ở mức độ cao dẫn đến nguy cơ đe dọa tuyệt chủng nhiều loại dược liệu quý. Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, các Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và VQG đã xây dựng các mô hình lưu giữ, bảo tồn các loại nguồn gien dược liệu, nhất là nguồn gien dược liệu quý hiếm, đồng thời sản xuất dược liệu hàng hóa, tạo thu nhập cho người dân trong khu vực vùng lõi và vùng đệm.

Đáng chú ý, với diện tích tự nhiên trên 28.000 ha, KBTTN Phù Hu được ghi nhận có 315 loài cây dược liệu. Tuy nhiên, chữ lượng của một số loài dược liệu quý suy giảm, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ. Thực hiện chủ trương xây dựng mô hình thí điểm, trình diễn các loài cây dược liệu bản địa có giá trị kinh tế cao để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, năm 2017 KBTTN Pù Hu đã thực hiện dự án khoa học công nghệ "Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loại cây ba kích, sa nhân tím tại khu bảo tồn, giai đoạn 2017-2021". Nguồn giống được cán bộ kỹ thuật thu hái, xử lý và nhân giống tại chỗ. Đơn vị đã trồng thử nghiệm 7.500 cây ba kích dưới tán rừng. Do nguồn giống tai chỗ tốt nên các loài cây dược liệu này thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Qua hơn 4 năm triển khai thử nghiệm, tỉ lệ sống của cây ba kích và sa nhân tím đạt trên 90%.

Việc thực hiện thành công dự án bảo tồn cây ba kích và sa nhân tím giúp đơn vị đưa ra các giải pháp thích hợp để bảo tồn, phát triển quần thể các loài dược liệu quý hiếm và cũng là cơ sở thông tin dữ liệu quan trọng để nhân rộng mô hình ra các thôn, bản vùng đệm.

Tại huyên Bá Thước, thời gian qua người dân đã mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu với sự hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc và đầu ra. Theo các hộ trồng dược liệu, trồng cà gai leo mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng hoa màu trước kia. Mỗi năm, cà gai leo có thể thu hoạch được hai đến ba vụ, mang lại thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/vụ. Với hiệu quả kinh tế của cây cà gai leo đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, giúp chuyển đổi thành công cơ cấu giống cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế,giúp người dân tăng thêm thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý từ rừng của đồng bào vùng cao- Ảnh 2.

Quả cây Ba kích tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước, năm 2022, toàn huyện có khoảng 14 hộ tham gia trồng cây dược liệu với diện tích khoảng 5,5 ha. Ngoài nguồn giống được thu hái và ươm thành công, quá trình trồng, thử nghiệm tại các vùng rừng cho thấy các loại dược liệu này sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng tương đương với việc sinh trưởng tương đương với viêc sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng tương đương với việc sinh trưởng tự nhiên. Nhiều mô hình cây dược liệu dưới tán rừng bước đầu thành công và mang lại hiệu quả kinh tế như: mô hình 3 loài cây dược liệu dưới tán rừng ở Khu Bảo tồn loài Nam Động và cây huyết đằng, ngũ gia bì ở Quan Hóa; Sâm ngọc linh, lan kim tuyến của Công ty CP Sông Mã tại bản Năng Cát, xã trí Nang (Lang Chánh); Đề tài "Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa"; Dự án khoa học "Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các loài dược liệu giảo cổ lam, hà thủ ô đỏ, đẳng sâm tại 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa; bảo tồn và phát triển bền vững các loài cây thuốc tại VQG Bến En...

Chia sẻ và trăn trở những vấn đề trên, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: trong thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đã thành công, tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời, có nhiều giải pháp thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp liên kết đầu tư theo chuỗi để gắn trồng, sản xuất và chế biến, qua đó góp phần bảo tồn và nâng cao chất lượng giá trị các loại dược liệu trồng tự nhiên...

Đến với Khu BTTN Xuân Liên (huyện Thường Xuân) có đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện tốt để các loài cây dược liệu phát triển. Tại các xã Vạn Xuân, Luận Khê, Luận Thành, Xuân Cẩm, một số doanh nghiệp đã cùng các hộ dân liên kết trồng cây cát sâm, ký các hợp đồng cung cấp cây giống, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ và bao tiêu sản phẩm. Theo kế hoạch, từ năm 2023 trở đi, mỗi năm các hộ dân của ba xã này sẽ phát triển thêm khoảng 30ha cát sâm, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định trên địa bàn...

Trước đó, tháng 12 /2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 4079/QĐ-UBND phê duyệt đề án: "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025". Với quan điểm, phát triển mô hình cần chú trọng dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của người dân khu vực miền núi, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô hình cây trồng, dược liệu gắn với phát triển du lịch nhằm gia tăng giá trị sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch mới.

Để bảo tồn và phát triển các loại dược liệu quý, đa dạng hệ sinh thái, Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông tiếp tục triển khai nhân rộng một số dự án, đề tài khoa học, như: Đề tài "Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa", Dự án khoa học "Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỷ thuật xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các loài dược liệu Giảo cổ lam, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm Việt Nam tại hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa...

Cùng với đó, Sở NN&PTNT Thanh Hóa sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đã thành công, tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời, có nhiều giải pháp thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp liên kết đầu tư theo chuỗi để gắn trồng, sản xuất và chế biến, qua đó góp phần bảo tồn và nâng cao chất lượng giá trị các loại dược liệu trồng tự nhiên. Tạo sinh kế và đem lại thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc miền núi Thanh Hóa./.


Triều Nguyệt
Ý kiến của bạn
Băng phủ đỉnh Fansipan ngày đầu năm Băng phủ đỉnh Fansipan ngày đầu năm

Sáng sớm ngày 5/1, đỉnh Fansipan - "nóc nhà Đông Dương" - lại một lần nữa xuất hiện băng giá, đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp hiện tượng này diễn ra.