Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”

Biệt thự, liền kề phía Tây Hà Nội đang là phân khúc nóng tại thị trường bất động sản Thủ đô, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên tới 300 triệu/m2. Đâu là lực đẩy khiến thị trường bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội có sự bứt phá mạnh mẽ như vậy?

Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong khoảng 3 năm qua, từ 2021 đến nay, tốc độ tăng giá của bất động sản phía Tây Hà Nội cao hơn các khu vực khác trung bình từ 7-15%. Cùng với đó, báo cáo thị trường bất động sản năm 2022 và 2023 của VARS cũng ghi nhận nhiều quý liên tiếp căn hộ phía Tây Hà Nội áp đảo về nguồn cung và giao dịch.

Quý III/2023, số căn hộ mở bán mới phía Tây chiếm gần 62% tổng nguồn cung. Từ quý IV/2023 đến hết quý II/2024, phía Tây Hà Nội tiếp tục là khu vực bất động sản sôi động bậc nhất Hà Nội.

Trong đó, phân khúc thấp tầng bám theo các trục vành đai 3,5 và vành đai 4 liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Khảo sát thực tế cho thấy, giá biệt thự, liền kề tại Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông tăng 30-50% so với cách đây hơn 1 năm. Hiện nay, nhiều dự án thấp tầng đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2 (Nguồn: WTO).

Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”- Ảnh 1.

Biệt thự, liền kề phía Tây liên tục thiết lập mặt bằng giá mới (WTO)

Thậm chí, ở một số khu vực tiềm năng, môi giới "tái xuất" hoạt động mạnh, lượng khách quan tâm tăng vọt, đã xuất hiện tình trạng sốt giá cục bộ. Thực tế cho thấy mức tăng ở phân khúc thấp tầng phía Tây mạnh hơn so với các khu vực khác từ 5 - 10%. Các môi giới nhận định: Không có ít nhất 30 tỷ đồng trong tay thì rất khó để tìm các sản phẩm tiềm năng ở khu vực này.

Lý giải cho sự sôi động bậc nhất Thủ đô của bất động sản khu Tây, theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính.

Bà Đỗ Cẩm Nhung - chủ văn phòng môi giới ở Hà Nội cho rằng, nguyên nhân lớn nhất là khu vực này có sự đột phá từ quy hoạch đến hạ tầng.

"Sự phát triển vượt bậc của hạ tầng khu vực phía Tây đã tạo nên cực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường bất động sản phía Tây nói chung trong 10 năm qua và 10 năm sắp tới. Bởi theo định hướng đến năm 2050, khu vực phía Tây sẽ có thêm hai thành phố trực thuộc là thành phố Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc và Thành phố Du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì.

Hơn nữa, theo "Đồ án Quy hoạch lớn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050", Hà Nội sẽ dịch chuyển từ mô hình đơn tâm sang đa trung tâm như xu hướng chung của các thành phố lớn trên thế giới.

Với kế hoạch này, Hà Nội định hướng phát triển 5 vùng đô thị tương ứng 4 thành phố trên và một đô thị trung tâm. Trong đó riêng khu vực phía Tây có đến 2 thành phố mới, đây sẽ là lực đẩy rất mạnh cho thị trường bất động sản khu vực này trong tương lai sắp tới" - bà Nhung thông tin.

Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”- Ảnh 2.

Nguồn cung hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến thị trường biệt thự, liền kề trở thành phân khúc nóng (WTO).

Còn theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận Nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, nguyên nhân quan trọng thúc đẩy giá chuyển nhượng biệt thự liền kề khu Tây leo thang từ nay tới cuối năm 2024 là do nguồn cung mới hạn chế, mặt bằng giá sơ cấp ở ngưỡng cao. Cụ thể, nguồn cung sơ cấp trong quý II chỉ hơn 600 căn, giảm 9% theo quý và 24% theo năm. Nguồn cung hạn chế nên giá bán liền kề, biệt thự cũng tăng 2-9%, lần lượt 188 và 178 triệu đồng mỗi m2.

"Trong bối cảnh thị trường bất động sản thiếu vắng các sản phẩm đầu tư, lãi suất ở mức thấp trong suốt một thời gian khá dài đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở thị trường biệt thự, liền kề. Trong bối cảnh đó, nguồn cung khan hiếm đã khiến giá biệt thự, liền kề tăng nhiệt. Thị trường có dấu hiệu sôi động hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Nhiều dự án mở bán đạt thanh khoản rất khả quan do ngay lập tức hút được nguồn cầu có sẵn của thị trường" - bà Hằng nhận định.

Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”- Ảnh 3.

Hinode Royal Park nổi bật khu Tây Hà Nội với các dòng sản phẩm chính là liền kề - shophouse, biệt thự (Ảnh: WTO).

Bên cạnh đó, sức hút của bất động sản khu vực này lớn hơn khi chỉ trong thời gian ngắn, khu vực phía Tây nhanh chóng thu hút các nhà phát triển bất động sản lớn với dự án khu đô thị thông minh và những công trình bất động sản mang tính biểu tượng. Đơn cử như Tổng công ty Thương mại Xây dựng (WTO) với dự án Khu đô thị Hinode Royal Park (khu đô thị Kim Chung - Di Trạch) sở hữu các phân khu liền kề - shophouse, biệt thự nổi bật bậc nhất ở khu Tây Hà Nội.

Ngoài vị trí ''vàng'' tại khu Tây Thủ đô, các phân khu thấp tầng tại Hinode Royal Park hấp dẫn nhà đầu tư khi mức giá bán còn ở "vùng trũng đáy" và sự đầu tư bài bản chuẩn mực.

Theo giới thiệu của chủ đầu tư, dự án định hướng quy hoạch "all in one", bao gồm các loại hình nhà phố thương mại, nhà vườn, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, tích hợp cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp. Các khu vui chơi giải trí cao cấp đan xen công viên trung tâm, công viên nội khu, cảnh quan xanh mát... mang lại cho cư dân những phút giây thư giãn bình yên, tái tạo năng lượng sau một ngày dài bận rộn.

PV
Ý kiến của bạn
Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030 Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Theo nghiên cứu về nền kinh tế số Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng, tương đương 74 tỷ USD.