Bắt quả tang cơ sở đang 'hô biến' hàng Trung Quốc thành hàng hiệu
Một cơ sở kinh doanh thời trang tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) bị bắt quả tang đang thực hiện hành vi đính nhãn, vật phẩm mang thương hiệu 'Dior', 'Chanel' lên các sản phẩm thời trang đã được cắt tem, mác.
Ngày 28/10, Đội QLTT (quản lý thị trường) số 14 – Cục QLTT Hà Nội kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thời trang tại Phòng 301 nhà 20 phố Chùa Quỳnh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) do ông Nguyễn Văn Vũ làm chủ.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng bắt quả tang chủ cơ sở đang đính nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu “Dior”, “Chanel” lên hàng hóa.
Đoàn kiểm tra cũng phát hiện 79 sản phẩm quần, áo, váy các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel, Gucci, Dior; 166 quần, áo, váy các loại do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ.
Bên cạnh đó, 725 vỏ hộp bằng giấy mang nhãn hiệu Chanel, Gucci, Dior; 107 nhãn bằng vải mang nhãn hiệu Chanel, Gucci, Dior; 3.156 nhãn bằng giấy mang nhãn hiệu Chanel, Gucci, Dior; 1.800 vật phẩm bằng nhựa mang nhãn hiệu Dior, Gucci cũng được tìm thấy tại cơ sở này.
Đội QLTT số 14 đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục điều tra, làm rõ các dấu hiệu vi phạm để xử lý theo quy định.
Cơ quan chức năng đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa này để tiếp tục điều tra, làm rõ các dấu hiệu vi phạm.
Đồng thời người tiêu dùng cũng đang được cảnh báo nên cẩn thận vì các sản phẩm trên trông rất hấp dẫn và tạo cảm giác như một món hời nhưng đó có thể là các sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng và không an toàn với sức khỏe - hoặc buộc người tiêu dùng phải trả giá đầy đủ như một sản phẩm chính hãng cho một mặt hàng giả kém chất lượng.
Hoàng MaiBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.