Bầu cử Mỹ 2020: Fox News đưa tin nhiều 'người chết' tại các bang đi bỏ phiếu
Mới đây, bình luận viên nổi tiếng Tucker Carlson của kênh truyền hình Fox News cho biết, ban kiểm phiếu đã nhận được nhiều phiếu bầu cử của "người chết".
Trên chương trình “Tucker Carlson Tonight” của Fox News tối 11/11 (theo giờ Mỹ), bình luận viên kiêm dẫn chương trình Tucker Carlson của Fox News đã cho biết về việc nhiều "người chết" tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
Theo ông Carlson, mới đây, bang Georgia đã quyết định kiểm đếm lại toàn bộ 5 triệu phiếu bầu do có sự cách biệt khoảng 14.000 phiếu. Ngay tại bang này, dẫn chương trình Fox News đã chỉ ra một vài trường hợp bất thường trong quá trình kiểm phiếu.
Như trường hợp phiếu bầu gửi bởi người phụ nữ tên Deborah Jean Christiansen. Theo tìm hiểu, bà Deborah Jean Christiansen là một người khá nổi tiếng và được yêu mến tại Georgia. Bà đã tham gia nhiều hoạt động như nghiên cứu về các loài chim hay chăm sóc vườn.
Tuy nhiên, những người quen biết bà Christiansen khẳng định bà đã qua đời vào tháng 5 năm ngoái. Bằng cách nào đó, trong cuộc bầu cử năm nay, tên của bà vẫn được ghi trong danh sách đăng ký và lá phiếu của bà cũng đã được gửi đi.
Hay trường hợp lá phiếu của ông James Blalock (ở tại bang Georgia). Ông Blalock đã làm việc 33 năm với tư cách một nhân viên bưu chính cho đến khi ông qua đời vào năm 2006. Vậy mà 14 năm sau, theo hồ sơ ghi nhận, lá phiếu của ông Blalock vẫn được gửi đi.
Những ví dụ khác cũng được đề cập trong bản tin thời sự. Bao gồm trường hợp của bà Linda Kesler đến từ Nicholson (Georgia). Bà Kesler đã chết năm 2003 nhưng 17 năm sau vẫn đi bầu cử. Ông Edward Skwiot, một người từng dành cả đời để giảng dạy, đã qua đời cách đây 5 năm ở tuổi 82, cũng có tên trong danh sách cử tri đã bỏ phiếu.
Mặc dù số phiếu của "người chết" được phát hiện chưa đủ để lật ngược kết quả bầu cử nhưng điều các cử tri quan tâm là không biết vì sao những việc như này lại diễn ra trong cuộc bầu cử năm nay?
Theo bình luận viên Tucker Carlson, cách duy nhất để "người chết" có thể bỏ phiếu đó là gửi qua thư. các bang đã gửi đi hàng triệu phiếu bầu qua thư tới các cử tri dù không được yêu cầu. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hình thức bỏ phiếu qua thư đã được khuyến khích và điều này đã tạo điều kiện cho "gian lận bầu cử".
Còn tại bang Nevada, nơi ông Biden đang dẫn trước ông Trump khoảng 40.000 phiếu, quan chức bầu cử cho biết họ đã gửi phiếu bầu cho toàn bộ cử tri có tên trong danh sách dù các cử tri có yêu cầu hay không. Ông Carlson tiết lộ, họ đã gửi phiếu đi dù biết có khoảng 41.000 người không đăng ký hoặc không cập nhật thông tin trong hơn 10 năm qua. Rất nhiều người trong số đó có thể đã chết hoặc chuyển đi nơi khác, nhưng họ vẫn được gửi phiếu bầu.
Một ví dụ điển là nữ giáo viên tiểu học tên Rosemarie Hartle. Rosemarie Hartle đã qua đời năm 2017 nhưng tên cô vẫn còn trong danh sách cử tri và cô vẫn nhận được phiếu bầu trong kỳ bầu cử năm nay. Ai đó đã thay cô nhận phiếu, điền thông tin và gửi chúng tới các trung tâm kiểm phiếu.
Những trường hợp tương tự cũng được ghi nhận tại bang Pennsylvania, nơi truyền thông đã gọi tên ông Biden là người chiến thắng.
Theo một báo cáo vào tháng 12 năm ngoái của Vụ kiểm toán bang Pennsylvania, gần 3.000 người có khả năng đã qua đời vẫn còn trong danh sách cử tri. Chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng về việc một số người trong danh sách qua đời đã bỏ phiếu năm nay.
Cụ thể, ngày 24/10, giới chức hạt Allegheny đã gửi phiếu bầu qua thư cho người phụ nữ tên Denise Ondish dù cô đã qua đời 2 ngày trước đó. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, lá phiếu của cô Ondish đã được điền đầy đủ thông tin và gửi lại cơ quan kiểm phiếu vào ngày 2/11.
Năm 2019, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ron Wyder đã giới thiệu dự luật bỏ phiếu qua thư. Trong đó, dự luật yêu cầu tất cả các bang gửi phiếu cho toàn bộ những cử tri trong danh sách ngay cả khi những người này không yêu cầu, đã chết hoặc đã chuyển đi nơi khác.
Ông Tucker Carlson nhận xét: "Điều này thật điên rồ. Các quy định bỏ phiếu lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện cho nhiều sai phạm".
Ông Carlson kết luận: "Nếu chúng ta quan tâm tới nền dân chủ này, chúng ta cần phải trong sạch và trung thực trong bỏ phiếu, bất chấp kết quả có ra sao. Đây là hệ thống mà chúng ta cần bảo vệ. Việc gửi phiếu bầu tới danh sách cử tri chưa được xác nhận cho phép cả người chết đi bỏ phiếu. Chính điều này đã khiến chúng ta rơi vào tình trạng bất tín. Nếu bạn muốn người dân có niềm tin xã hội, nếu bạn muốn họ tin vào hệ thống, thì việc la hét trước mặt họ trên TV và yêu cầu họ phải tin là chưa đủ. Bạn cần phải tạo nên một hệ thống thực sự đáng tin".
Liên quan tới vấn đề này, Bộ Tư pháp Mỹ cũng chuẩn bị mở cuộc đi tra để xác minh các thông tin và các buộc đến từ phía đội ngũ Tổng thống Donald Trump.
Dương DươngKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.