Bảy lời khuyên giáo dục hữu ích, giúp cha mẹ bớt trách mắng và hợp tác hơn với trẻ

Giáo dục
09:17 AM 25/08/2021

Một trong những chìa khóa của sự giám sát trong giáo dục là lắng nghe và đồng cảm. Chính nhờ vào sự lắng nghe đồng cảm này mà bố mẹ có thể hợp tác với con cái, tạo ra một không gian trong lành để giao tiếp bằng cách kết nối cảm xúc với nhu cầu của họ và con cái.

Để giúp đỡ các bậc cha mẹ, chúng tôi mời các bạn khám phá 7 cách thực hành sự khoan dung trong giáo dục đã được viết trong cuốn sách "Giữa bố mẹ và con cái" (Entre Parent et Enfant) của tác giả Ts. Haim Ginott:

photo-1629857581131

"Bố mẹ cảm nhận được cảm xúc của con và bố mẹ không chấp nhận cách cư xử này. Đó là cái bố mẹ trông đợi." Hãy chia sẻ cảm xúc thay vì nổi nóng với con trẻ!

Lắng nghe và đón nhận ngay cả khi điều đó không dễ chịu chút nào.

Khi một đứa trẻ tỏ thái độ và phản ứng, chúng ta cần phải giải mã động cơ của những từ ngữ và hành động đó. Vì sao mà một đứa trẻ bức xúc? Vậy bố mẹ cần tránh những mẫu câu nhăm nhăm kết thúc cuộc trò chuyện và bóp chết cơ hội hòa giải với nhau như:

-"Một ý kiến quá nực cười!": mang ý coi thường, phản đối.

-"Bố mẹ biết mặc dù con không ghét bố mẹ.": mang ý phủ nhận.

-"Con quá hung dữ!": mang ý phê bình.

-"Bố mẹ không muốn nghe về vấn đề này nữa! Con làm bố mẹ bực mình quá!": mang ý tức giận.

Không phủ nhận nhận thức của trẻ; không phản đối cái mà chúng cảm nhận, không chế giễu sở thích của chúng, không chê bai ý kiến của chúng, không phàn nàn tính cách của chúng, không quở trách kinh nghiệm sống của chúng. Thay vào đó hãy mở lòng và đón nhận chúng.

Một ví dụ để hiểu nguyên tắc này:

Nếu đứa trẻ nói: "Món ăn này quá mặn! Con không muốn ăn nữa!"

Bố mẹ có thể trả lời: "Oh, nó quá mặn theo khẩu vị của con thôi!" để nhấn mạnh cảm giác của con trẻ mà không phủ nhận hay áp đặt chúng.

Hướng dẫn thay vì phê bình và trách mắng trẻ. Xác định vấn đề và đề xuất giải pháp; không tiêu cực với trẻ.

Thay vì nói: "Con luôn làm đổ vỡ tất cả!" hay "Con quá vụng về!" bố mẹ hãy nói "Con có thể làm cách nào để tránh làm đổ vỡ đồ vật lần tới không?" hoặc "Con cần gì để lau chùi đồ đạc không?".

Miêu tả sự việc thay vì tức giận.

Nếu chúng ta tức giận, chúng ta có thể miêu tả cái mà chúng ta nhìn thấy, nói cái mà chúng ta cảm nhận và yêu cầu chính xác cái mà chúng ta trông đợi ở trẻ thay vì bùng nổ vì tức giận.

Để làm điều này, hãy sử dụng đại từ "bố, mẹ" với giọng dứt khoát: "Bố mẹ rất bực mình. Con đã ném hòn đá này vào ô tô. Bố mẹ yêu cầu con dừng lại ngay lập tức!".

Khen ngợi khi nói chuyện.

Để tăng cường cách cư xử tích cực của trẻ nhỏ chúng ta có thể nói rằng chúng ta đánh giá cao những nỗ lực của chúng bằng cách miêu tả cái mà chúng đã thực hiện. Điều này khuyến khích chúng bắt đầu lại. "Cám ơn con đã sắp xếp bát đĩa vào tủ chạn. Điều đó giúp bố mẹ tiết kiệm được thời gian và sức lực!".

photo-1629857582952

Giảm nhẹ thực tế bằng trí tưởng tượng.

Nếu bố mẹ không thể đồng ý với trẻ trên thực tế thì chúng ta có thể đồng ý qua tưởng tượng. Mẹo này còn tác dụng với những đứa trẻ lớn hơn bằng cách nói: "Bố mẹ có thể thêm những cái con mong muốn vào danh sách của con được không?".

Đưa ra sự lựa chọn và đồng ý với quyền quyết định của trẻ.

Đưa ra sự lựa chọn là một công cụ quyền lực. Ví dụ khi đến giờ đi ngủ, bố mẹ có thể cho con quyền lựa chọn và quyết định: "Khoảng 21h30-22h là giờ đi ngủ. Con có thể quyết định khi nào con mệt thì hãy đi ngủ nhé!".

Hải Lăng (theo papapositive.fr)
Ý kiến của bạn
Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34%

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tín dụng tháng 3/2024 đã tăng trở lại sau 2 tháng đầu năm giảm do yếu tố quy luật. Tính đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.