BĐS Đà Nẵng - Quảng Nam: Mức thanh khoản tốt hơn năm 2023

Địa phương
02:02 PM 10/03/2024

Theo dự đoán của các chuyên gia, thị trường BĐS Đà Nẵng trong năm nay có mức thanh khoản cao, tốt hơn so với năm 2023. Trong khi tại khu vực Quảng Nam, tiêu điểm thanh khoản thị trường lại ở Khu đô thị Vịnh An Hòa…

Ngày 9/3, tại Đà Nẵng, SPER - Nhóm nghiên cứu về thị trường Bất động sản (BĐS) khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng đã tổ chức buổi Báo cáo về thị trường Bất động sản Đà Nẵng. Trong buổi báo cáo, nhóm nghiên cứu đã có những báo cáo cụ thể về các khu vực tính đến cuối Quý IV/2023 và đưa ra những nhận định chung về thị trường BĐS Đà Nẵng - Quảng Nam trong năm 2024.

Đối với phân khu Tây Bắc - Liên Chiểu là phân khu có diện tích rộng nhất tại thị trường, bao gồm quận Liên Chiểu, một phần phía Đông Bắc huyện Hòa Vang. Phân khu này được đánh giá là phân khúc chủ yếu thiên về đất nền phân lô, được quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp dân còn chậm và khá xa trung tâm và tính đặc thù về mặt xã hội so với phần còn lại nên mặt bằng giá thấp hơn các phân khu khác. Đối với dự án Golden Hills mức giá từ 13-22 triệu đồng/m2. Tính đến cuối năm 2023, được đẩy cao lên mức 14-25 triệu đồng/m2…

Nhận định trong năm 2024, BĐS Đà Nẵng mức thanh khoản vẫn ở mức cao, tốt hơn năm 2023. Sản phẩm chủ đạo vẫn là đất nền, tập trung nhiều ở khu đô thị Nam Hòa Xuân. Nguồn cung sản phẩm mới tập trung vào biệt thự và shophouse, nhưng thanh khoản sẽ rơi chủ yếu vào các sản phẩm đất nền thứ cấp phục vụ nhu cầu ở thực và đầu tư.

Các chuyên gia trong nhóm SPER dự đoán, đà tăng trưởng giá rõ ràng sẽ bất đầu từ giữa Quý II/2024 và thanh khoản mạnh mẽ hơn rơi vào cuối năm nay. Là khu vực khu vực mang tính dẫn dắt về biến động giá lẫn thanh khoản. Đặc trưng bởi số lượng nhà đầu tư đông đảo, dòng tiền xoay chuyển mạnh mẽ. Đây tiếp tục sẽ là phong vũ biểu của thị trường BĐS Đà Nẵng năm 2024.

Trong khi đó, đối với khu vực phân khu Nam Đà Nẵng là phân khu đặc thù bao gồm phía Nam quận Ngũ Hành Sơn và các dự án phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Các dự án BĐS ở đây phát triển ven theo sông Cổ Cò. Đa số là khác KĐT quy mô nhỏ vài chục ha. Chỉ có duy nhất FPT City là khu đô thị đầy đủ tiện ích với quy mô 180ha và các khu du lịch, resort nghỉ dưỡng, bãi biển, khu vui chơi giải trí lớn như: Cocobay, sân Golf....

BĐS Đà Nẵng - Quảng Nam: Mức thanh khoản tốt hơn năm 2023- Ảnh 1.

Nhận định trong năm 2024, BĐS Đà Nẵng mức thanh khoản vẫn ở mức cao, tốt hơn năm 2023

Phân khúc chủ yếu là đất nền nhà phố hoặc biệt thự phân lô, được quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng đồng bộ nhưng khớp nối còn chưa triệt để. Tỷ lệ lấp dân các dự án thấp. Riêng các dự án tại phường Điện Ngọc đến nay vẫn còn vướng mắc pháp lý và tranh chấp khá nhiều, đặc biệt sau sự sụp đổ của dự án Cocobay khu vực này gần như đã đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư thứ cấp, ghi nhận khu vực này vẫn đang duy trì đà giảm giá và tính thanh khoản cực thấp.

Tại dự án FPT City, mức giá giao dịch thấp nhất trong giai đoạn Quý II/2023 từ 25 - 30 triệu đồng/m2; trong khi mức giao dịch các tháng còn lại đều biên độ từ 27 triệu đồng đến 33-34 triệu đồng/m2. Trong năm 2023 toà căn hộ FPT Plaza 2 với hơn 500 sản phẩm giá trung bình 27tr/m2 đã được thị trường hấp thụ hoàn toàn, đây là điểm sáng hiếm hoi của khu vực Nam Đà Nẵng trong năm 2023 vừa qua.

Nhận định khu vực Nam Đà Nẵng trong giai đoạn 2024, sản phẩm chủ đạo sẽ tập trung nhiều ở KĐT FPT City, song dự đoán tăng trưởng giá ở mức thấp. Nguồn cung sản phẩm sẽ tập trung vào căn hộ FPT Plaza 3, với mức giá phù hợp thanh khoản sẽ vẫn ổn định như năm 2023. Thị trường đất nền thứ cấp thanh khoản tương đối thấp, vẫn ưu tiên giá rẻ, đã giảm sâu và phục vụ nhu cầu ở.

Khu vực Điện Nam - Điện Ngọc sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn về thanh khoản lẫn khả năng tăng giá khi niềm tin về pháp lý cũng như tiềm năng vẫn tương lai vẫn rất thấp. Đồng thời sự lên hay xuống của khu vực này còn phụ thuộc vào thị trường chung như Tây Bắc, thanh khoản và biến động giá cũng sẽ ở mức thấp nhưng sẽ triển vọng hơn năm 2023.

Theo các thành viên của SPER thị trường cần có một nhìn nhận đúng đắn hơn về thị trường BĐS Quảng Nam. Trong gần 10 năm trở lại đây khu vực Chu Lai - Núi Thành (Quảng Nam) là trọng điểm phát triển kinh tế và đầu tư công phát triển hạ tầng với 2 cảng biển đang được mở rộng, đường dẫn tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và tuyến đường ven biển DT129 dài gần 80km đã được thông xe đến thẳng Sân Bay Chu Lai.

BĐS Đà Nẵng - Quảng Nam: Mức thanh khoản tốt hơn năm 2023- Ảnh 2.

SUPER có những báo cáo cụ thể về các khu vực tính đến cuối Quý IV/2023 và đưa ra những nhận định chung về thị trường BĐS Đà Nẵng - Quảng Nam trong năm 2024

Huyện Núi Thành cũng là địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất tỉnh Quảng Nam với gần 67%. Rõ ràng khu vực này đã có những phát triển kinh tế - xã hội, việc làm vượt bậc so với toàn tỉnh Quảng Nam, nhưng vẫn chưa được đánh giá đúng đắn về tiềm năng phát triển BĐS.

Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương sẽ sáp nhập huyện Núi Thành với thành phố Tam Kỳ thành đô thị loại I. Đây là sẽ là bước ngoặt giúp Đô thị Núi Thành - Tam Kỳ - Phú Ninh trở thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ logistic cảng biển, hàng không, thương mại, du lịch biển, y tế, giáo dục - đào tạo, đô thị thông minh.

Hiện tại khu vực này chỉ có duy nhất một dự án BĐS là KĐT Vịnh An Hoà City với quy mô 99,6ha với 2741 sản phẩm bao gồm đất nền, nhà liền kề, biệt thự và shop house có mức giá trung bình 10-12tr/m2. Đây là dự án BĐS có tính hấp thụ cao nhất Quảng Nam trong năm 2023 - với tỷ lệ hấp thụ trung bình 60% sau mỗi lần mở bán.

SPER cho rằng với sự phát triển hạ tầng của Chu Lai và vị thế của địa phương ngày càng mạnh mẽ thì đây là dự án BĐS đáng quan tâm nhất của tỉnh này với giá bán còn thấp, dư địa tăng trưởng vẫn còn nhiều. Trong tương lai gần ở khu vực này sẽ có một dự án BĐS khá lớn (330ha) sẽ được triển khai sẽ đưa khu vực này thành điểm sáng của BĐS Quảng Nam - nơi hội tụ kinh tế công nghiệp của tỉnh Quảng Nam.

,
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.