Bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12

Diễn đàn
08:24 AM 16/04/2023

Chiều 15/4, tại Hà Nội, diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, lần thứ 12. Tham dự Lễ bế mạc có đại biểu cấp cao của hai nước Việt Nam - Pháp.

Tham dự Lễ bế mạc Hội nghị, phía Việt Nam có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Hội nghị Trần Sỹ Thanh; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt - Pháp tại Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

Về phía Pháp có sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban các vấn đề xã hội và Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt tại Thượng viện Pháp, Đại diện của Chủ tịch Thượng viện Pháp, Trưởng đoàn chính thức các địa phương Pháp Catherine Deroche; Đại sứ đặc trách Ngoại vụ địa phương, Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean - Paul Guihaumé; Phó Thị trưởng Toulouse, Ủy viên Ban điều hành Hiệp hội các địa phương Pháp Jean-Claude Dardelet; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. 

Bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 - Ảnh 1.

Các đại biểu dự Lễ Bế mạc

Tại Lễ bế mạc, Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp Constance Koukoui đã trình bày báo cáo kết quả các phiên thảo luận trong 2 ngày diễn ra Hội nghị. Theo đó, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 đã có 4 phiên thảo luận chuyên đề, trao đổi những nội dung rất phong phú. Mỗi phiên chuyên đề có ít nhất 150 người tham dự, có những phiên có 340 người tham dự, cho thấy sự quan tâm thật sự của các đại biểu tới các Hội thảo chuyên đề của Hội nghị.

Bà Constance Koukoui cho biết, phiên Hội thảo chuyên đề về "Đô thị bền vững" do UBND TP. Hà Nội và Hội đồng vùng Ile-de-France chủ trì, các đại biểu đã làm rõ nhiều nội dung, trong đó nhận định các địa phương của hai nước có điểm chung là phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến thành phố bền vững. Trong đó gặp khó khăn từ công tác quy hoạch, quản lý đô thị, xử lý nước thải…

Thông qua tham luận, các địa phương, cơ quan, đơn vị của hai nước đã đưa ra nhiều đề xuất, khuyến cáo phù hợp với đặc thù của từng quốc gia, địa phương và thể chế của mỗi nước để vượt qua khó khăn, thách thức. Đồng thời khẳng định, những trao đổi về vấn đề này vẫn chưa kết thúc, sau Hội nghị, các đơn vị sẽ tiếp tục tham vấn lẫn nhau để vượt qua khó khăn, thách thức.

Bà Constance Koukoui - Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp phát biểu tại lễ bế mạc

Bà Constance Koukoui - Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp phát biểu tại lễ bế mạc

Tại phiên chuyên đề về "Văn hóa, Di sản và Du lịch" do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Thành phố Toulouse đồng chủ trì, các bên đã tích cực chuẩn bị nhiều bài tham luận, đưa ra nhấn định chung, "Văn hóa, Di sản và Du lịch" có nhiều thách thức và cơ hội đặt ra. Các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách công trong bảo tồn văn hóa, di sản và quản lý tour du lịch đại trà; những đóng góp của di sản vào du lịch; nhấn mạnh di sản vật thể và phi vật thể đóng góp vào văn hóa; đời sống của dân cư bản địa chịu tác động của di sản…

Bàn về phương thức hợp tác, các địa phương của hai nước nhấn mạnh có thể thể áp dụng công nghệ số trong quản lý và bảo tồn di sản; phát huy vai trò của nhà nước trong đưa ra qua hoạt động quy hoạch, chính sách bảo tồn.

Tại phiên chuyên đề về "Môi trường, Nước và Xử lý nước" do UBND thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Rennes đồng chủ trì, các đại biểu đã chia thành 2 phần thảo luận. Nhận định chung là 2 nước đều phải đối mặt với khan hiếm nước và biến đổi khí hậu, từ đó đề xuất các địa phương có thể phát triển kỹ thuật; xây dựng chính sách công để quản lý nguồn nước hiệu quả đặc biệt trong nông nghiệp, tưới tiêu. 

Chính vì vậy, trong thời gian tới các địa phương sẽ tiếp tục hợp tác, trao đổi phi tập trung về quản lý nước; nâng cao kiến thức sử dụng, quản lý, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng trong thời gian tới bên cạnh kinh tế tuần hoàn.

Trong phiên chuyên đề về "Thành phố thông minh - số hóa" do UBND thành phố Đà Nẵng và Vùng Nevers. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính quyền điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị địa phương, sử dụng trí tuệ nhân tạo, IoT, công nghệ thông tin… để tối ưu hóa hiệu quả dịch vụ công của Thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bế mạc Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 - Ảnh 5.

TP. Hà Nội và Thành phố Toulouse ký kết hợp tác.

Với chủ đề tập trung chuyển đổi số để xây dựng thành phố thông minh, các đại biểu đã nhận định chuyển đổi số có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, giúp chúng ta chuyển đổi mô thức quản lý vận hành; phát triển, nhanh, bền vững, minh bạch hơn. Các bài tham luận đã đề xuất các chính sách, nhấn mạnh trong chuyển đổi số thì vấn đề con người là quan trọng và cần đặt vào trung tâm của các chính sách thực hiện.

Trưởng phòng khu vực Hiệp hội các địa phương Pháp Constance Koukoui nhấn mạnh, các phiên hội thảo có nội dung dày đặc, đạt hiệu quả. Sau hội thảo chuyên đề, nhiều vấn đề sẽ được các địa phương của 2 nước sẽ tiếp tục có những đối thoại với nhau đề xuất ra phương hướng, giải pháp phù hợp với mỗi địa phương.

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Hội nghị, 4 cặp địa phương Việt Nam và Pháp ký vào trao biên bản hợp tác bao gồm TP Hà Nội - TP Toulouse; Tỉnh Yên Bái - Tỉnh Val-de-Marne; tỉnh Thừa Thiên Huế - Vùng Grand Poitiers và TP Huế - TP Rennes.

PV
Ý kiến của bạn
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.