Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho người bệnh

Tiếp thị số
08:16 AM 19/10/2022

Nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi cũng như tiện ích , Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang có nhiều chương trình từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cho người bệnh.

Bảo lãnh viện phí

Bảo lãnh viện phí là hình thức công ty bảo hiểm thanh toán trực tiếp một phần, từng phần hoặc tất cả chi phí y tế cho khách hàng khám và điều trị tại bệnh viện.

Nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi cũng như tiện ích thanh toán bảo hiểm cho bệnh nhân, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ Bảo lãnh viện phí dành cho các chủ thẻ thuộc chương trình bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm.

Như vậy, ngoài việc áp dụng thẻ Bảo hiểm y tế, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội còn hỗ trợ Bảo hiểm bảo lãnh với một số các hãng bảo hiểm, nhằm giúp người bệnh an tâm trước những rủi ro, giảm bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh khi đi khám, chữa bệnh.

- Khách hàng được tiếp nhận tại quầy Bảo lãnh viện phí

- Khách hàng được công ty bảo hiểm chi trả trực tiếp tại thời điểm khám chữa bệnh.
‎- Khách hàng không phải thanh toán những chi phí điều trị thuộc phạm vi bảo hiểm, chỉ thanh toán các khoản khác ngoài phạm vi bảo hiểm hoặc vượt quá hạn mức trách nhiệm bảo hiểm.
‎- Nhân viên bệnh viện phục vụ ân cần, tư vấn chu đáo, hỗ trợ tối đa những thắc mắc và yêu cầu của khách hàng.

photo-1666101346888

Thông tin liên hệ Bộ phận bảo lãnh viện phí:

- Địa điểm: Tầng 1, sảnh nhà A- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (đối diện cổng số 1 bệnh viện)

- Điện thoại/Zalo: 0969.396.387

- Email: blvp.pshn@gmail.com

- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng: 7h30 – 11h30, Chiều: 13h30 – 16h30

Thứ 7, chủ nhật: Khách hàng nhập viện liên lạc với Bộ phận Bảo lãnh viện phí qua điện thoại để được hướng dẫn chi tiết.

Sàng lọc sơ sinh ngoại trú

Dù bé không sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, ba mẹ vẫn có thể đăng ký gói sàng lọc sơ sinh tốt nhất, sàng lọc được nhiều loại bệnh nhất cho bé.

Mọi thông tin đăng ký chi tiết, ba mẹ liên hệ:

Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh

Số điện thoại: 0326858585 (liên hệ giờ hành chính từ thứ 2 - thứ 6)

Fanpage: https://ww.facebook.com/TTSLCDTSS.BVPSHN

Địa điểm: Phòng 224 - Tầng 2 nhà B – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian chờ xét nghiệm dưới 15 phút nếu ba mẹ hẹn lịch trước bằng cách gọi điện hoặc nhắn tin qua fanpage

-----------------------------

Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội với năng lực xét nghiệm y tế đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu ISO 15189:2012, tự hào là đơn vị duy nhất trong toàn miền Bắc có đầy đủ kỹ thuật sàng lọc sơ sinh với nhiều loại bệnh nhất. 

Không chỉ với trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, em bé sinh tại cơ sở y tế khác đều có thể sàng lọc các gói sau tại Bệnh viện: Sàng lọc thính lực công nghệ OAE hoặc ABR; Sàng lọc bệnh lý tim bẩm sinh; Sàng lọc bệnh lý sơ sinh từ máu gót chân.

Gói cơ bản: Bệnh suy giáp bẩm sinh; Bệnh thiếu men G6PD; Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH); Bệnh Phenylketone niệu (PKU);Bệnh rối loạn chuyển hóa đường Galactose (GAL); Gần 50 bệnh rối loạn chuyển hóa; Định lượng T4 (Throxine)

-

Gói nâng cao (bé gái):

- Những xét nghiệm trong gói cơ bản

- Bệnh thiếu men Biotinidase

- Bệnh xơ nang (IRT)

- Bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp (TREC)

Gói nâng cao (bé trai):

- Những xét nghiệm trong gói cơ bản

- Bệnh thiếu men Biotinidase

- Bệnh xơ nang (IRT)

- Bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp (TREC)

- Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (CK-MM)

Thời gian thực hiện sàng lọc?

Đa số các sàng lọc sơ sinh nên được thực hiện trong khoảng từ 48 giờ đến 10 ngày sau sinh. Tuy nhiên tuỳ vào từng sàng lọc mà thời gian thực hiện có thể khác nhau, có thể lên tới 01 tháng sau sinh.

Thời gian nhận kết quả sàng lọc

- Sàng lọc thính lực, sàng lọc tim bẩm sinh có kết quả ngay sau khi sàng lọc

- Sàng lọc lấy máu gót chân có kết quả sau 15-20 ngày lấy mẫu

Cách thức nhận kết quả sàng lọc

Nhân viên y tế sẽ gọi điện thông báo trực tiếp cho ba mẹ khi có kết quả sàng lọc

Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh

Tại sao cần làm sàng lọc cho bé và các xét nghiệm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể hiện nay

- Trong các dị tật bẩm sinh thì các bất thường di truyền là những bệnh gây hậu quả nặng nề nhất và không thể điều trị, vì vậy các xét nghiệm sàng lọc hiện nay đều tập trung vào sàng lọc các bất thường di truyền hay gặp này.

- Mặc dù bạn và chồng hoàn toàn khỏe mạnh nhưng em bé vẫn có thể mắc các bệnh lý di truyền. Chính vì thế mọi thai phụ đều nên làm xét nghiệm sàng lọc.

Các xét nghiệm sàng lọc hiện nay?

1. Combined test (Double test + đo khoảng sáng sau gáy): 11 tuần 6 ngày - 13 tuần 6 ngày

- Sàng lọc hội chứng Down

- Sàng lọc hội chứng Edwards

- Sàng lọc hội chứng Patau

2. Triple test: 15 tuần – 19 tuần 6 ngày

- Sàng lọc hội chứng Down

- Sàng lọc hội chứng Edwards

- Sàng lọc dị tật ống thần kinh

3. Sàng lọc không xâm lấn NIPS/NIPT: từ 10 tuần trở đi và tùy từng gói xét nghiệm sẽ sàng lọc các bệnh khác nhau:

- Sàng lọc hội chứng Down

- Sàng lọc hội chứng Edwards

- Sàng lọc hội chứng Patau

- Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể giới tính

- Sàng lọc bất thường liên quan đến số lượng toàn bộ 23 cặp nhiễm sắc thể

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho người bệnh - Ảnh 8.

Kết quả sàng lọc có ý nghĩa như thế nào?

Kết quả chỉ đưa ra nguy cơ bé mắc một số bệnh lý di truyền là cao hay thấp chứ không có ý nghĩa chẩn đoán bé bị bệnh hay hoàn toàn khỏe mạnh.

- Kết quả nguy cơ thấp, bạn sẽ tiếp tục khám thai theo hẹn

- Kết quả nguy cơ cao, bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh để chẩn đoán bệnh cho bé.

PV
Ý kiến của bạn
Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách Hôm nay, hai sân bay lớn nhất nước dự kiến đón khoảng 200.000 lượt khách

Trong ngày hôm nay (1/5), ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, theo thống kê của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.