Bếp "toang" chỉ vì 8 lỗi thiết kế, nhà bạn có dính chưởng không?
Căn bếp nhỏ nhưng nếu chăm chút đúng cách, nó sẽ là trái tim của ngôi nhà, nơi những bữa ăn ngon ra đời.
Căn bếp Việt thường chỉ có diện tích 4-6m², nhỏ nhưng đóng vai trò siêu quan trọng. Thiết kế sai một li là cả nhà "điêu đứng". Dưới đây là 8 chi tiết tưởng chả đáng gì nhưng có thể khiến bạn hối hận vì không để tâm. Lưu ngay để biến căn bếp thành nơi đáng sống nhé.
1. Van chống mùi lắp ẩu, nhà ngập mùi dầu mỡ
Van chống mùi là lá chắn ngăn khói, mùi từ ống khói công cộng tràn vào. Lắp sai, cả nhà sẽ ám mùi dầu mỡ, nấu ăn mất hứng.

Gợi ý cách xử lý:
Van phải cố định bằng vít, không chỉ dán keo qua loa.
Keo bơm đầy, kín khít quanh van.
Ống khói phải được bịt chặt, gạch lát kín, không khe hở.
Mẹo kiểm tra: Bật máy hút mùi, dùng bật lửa không chắn gió gần khe hở. Nếu ngọn lửa lung lay, khói có thể lọt vào. Sửa ngay kẻo muộn.
2. Kích thước thiết bị âm tủ lệch chuẩn, đẹp mà vô dụng
Máy rửa bát không vừa tủ, ngăn kéo bị kẹt, hay tủ lạnh âm tường lại lồi ra xấu xí... Lỗi toàn do không đo đạc trước.

Giải pháp:
Lấy số đo chính xác của thiết bị trước khi thi công, dù chưa mua ngay.
Chú ý ổ cắm phía sau: dùng ổ âm tường hoặc đặt ở vị trí bên cạnh để thiết bị "ôm" sát tủ, không lộ liễu, đảm bảo thẩm mỹ.
3. Ổ cắm thiếu hoặc không công tắc, ác mộng cho đầu bếp
Bếp hiện đại dùng nhiều thiết bị, nhưng chỉ có 1-2 ổ cắm thì dây nối chằng chịt, vừa xấu vừa bất tiện.
Gợi ý vàng:
Dưới bồn rửa: 2-3 ổ cho máy lọc nước, máy xử lý rác.
Mặt bàn: 4-6 ổ cho nồi chiên, máy xay, máy ép.
Dưới tủ treo: 1-2 ổ cho đèn hoặc thiết bị treo tường.
Chọn ổ có công tắc để bật/tắt tiện lợi, tiết kiệm thời gian và tăng độ an toàn.
4. Tủ bếp sai chiều cao, nấu ăn xong mệt lử
Tủ quá cao hoặc quá thấp so với người dùng khiến lưng mỏi, cổ đau, nấu nướng như cực hình.

Công thức chuẩn:
Tủ dưới = (chiều cao người nấu)/2 + 5-10cm. Ví dụ, người cao 1m6 thì tủ dưới nên 85-90cm.
Tủ treo: đáy cách mặt bàn 50-60cm, đỉnh tủ không quá 2m2 từ sàn để dễ lấy đồ.
5. Ánh sáng kém, nấu ăn như chơi "ma sói" trong bóng tối
Một bóng đèn trần không đủ sáng, gây bóng đổ, cắt gọt khó thấy, dễ đứt tay, nhất là chiều tà hay ngày mưa.
Cách cải thiện:
Lắp đèn LED hoặc đèn rọi ngay trên khu vực nấu nướng.
Thêm đèn dưới tủ treo để lấy đồ dễ dàng, đồng thời tăng vibe ấm cúng cho bếp.
6. Gạch và mặt bàn chọn sai, lau chùi mệt nghỉ
Gạch nhỏ, nhiều mạch vữa là ổ cho dầu mỡ bám, lau chùi cực khổ. Mặt bàn sai chất liệu thì nhanh hỏng, kém sang.
Lời khuyên:
Chọn gạch lớn hoặc tấm ốp lớn để ít mạch, lau một lần là sạch.
Mặt bàn ưu tiên đá thạch anh: bền, chống bẩn, chịu nhiệt tốt. Inox cũng dễ lau nhưng dễ xước, nhìn hơi lạnh lẽo. Tránh đá tấm vì dễ nứt, hỏng nhanh.
7. Thiếu chỗ chứa đồ, bếp như bãi chiến trường
Bếp nhỏ mà không tối ưu lưu trữ, đồ đạc chất đống trên mặt bàn, vừa bừa vừa khó tìm.
Mẹo hay:
Tận dụng tủ, ngăn kéo, giá kéo.
Lắp kệ, hộp chia ngăn trong tủ để đồ gọn gàng.
Dùng tường để treo móc, kệ nhỏ, tận dụng tối đa không gian.

8. Đường di chuyển rối, nấu ăn như chạy marathon
Động line bếp không hợp lý khiến bạn chạy qua lại giữa tủ lạnh, bồn rửa, bếp, bàn chuẩn bị, vừa tốn sức vừa dễ bừa bộn.
Nguyên tắc: Sắp xếp theo luồng: lấy đồ (tủ lạnh) → rửa (bồn) → cắt (bàn) → nấu (bếp) → dọn (mâm). Các khu vực cần gần nhau để thao tác mượt mà, tiết kiệm thời gian.

Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 - sự kiện chính trị, văn hóa đặc biệt của cả nước, Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cao điểm. Ngành du lịch Thủ đô chủ động vào cuộc sớm, sẵn sàng đón lượng khách được dự báo tăng đột biến, tạo tiền đề bứt phá trong mùa cao điểm cuối năm.