BHXH TP Hà Nội tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2023

Chính sách
03:41 PM 05/03/2023

Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH ngày 22/2/2023 của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội.

BHXH TP Hà Nội tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2023 - Ảnh 1.

BHXH thành phố Hà Nội tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhằm thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các đơn vị trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được BHXH Việt Nam, Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố giao, BHXH thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, của Ngành và của BHXH Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo tính toàn diện, nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm; gắn với nội dung Chương trình hành động số 508/CTr-BHXH ngày 13/02/2023 của BHXH Thành phố về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Công văn số 19/BHXH-VP ngày 03/01/2023 về việc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể:

Thứ nhất, về hoàn thành các chỉ tiêu phát triển năm 2023

Về phát triển người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN), phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề về phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN: Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,5%; tỷ lệ lao động tham gia BHXH đạt 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, trong đó, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm 2% lực lượng lao động; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN đạt 39%.

Về số thu, chi BHXH, BHYT, BHTN: Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu dự toán năm 2023 được BHXH Việt Nam giao. Giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT xuống dưới mức 2,5% sau khi trừ nợ khó đòi của các đơn vị giải thể, phá sản, nợ không phải tính lãi. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, 100% dịch vụ công của Ngành được thực hiện ở mức độ 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt trên 95%.

Thứ hai, trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên

Trong năm 2023, bảo đảm chi quản lý BHXH, BHYT, BHTN tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được BHXH Việt Nam giao, trong đó chú trọng trong việc công khai, minh bạch trong việc phân bổ dự toán chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN phù hợp với khối lượng công việc của các đơn vị trong phạm vi dự toán được giao, tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính đối với Thủ trưởng đơn vị.

Kiểm soát chặt chẽ dự toán chi thường xuyên, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước ngoài; cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng tiêu chuẩn, định mức, trang thiết bị, máy móc chuyên dùng, quản lý xe ô tô chuyên dùng đúng quy định... Thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).

Tiếp tục duy trì thực hiện định mức khoán sử dụng văn phòng phẩm đến từng công chức viên chức trong cơ quan đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện các biện pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí điện, nước.

Thứ ba, trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn Luật. Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ đề xuất chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Rà soát, tổng hợp, phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình để có phương án xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc.

Rà soát các khoản tạm ứng đảm bảo việc sử dụng kinh phí tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của hợp đồng và quy định pháp luật; hoàn thành nghiệm thu khối lượng để thực hiện thu hồi số kinh phí đã tạm ứng theo đúng thời hạn quy định tại Nghị định 99/2021/NĐ-CP. Tăng cường kiểm tra việc tạm ứng hợp đồng, tạm ứng theo dự toán; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý việc sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng quy định của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị cung ứng.

Thứ tư, trong quản lý, sử dụng tài sản công

Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, hướng đến mục tiêu năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xứ lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước toàn thành phố; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công; xử lý nghiêm các sai phạm. Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản công; rà soát hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức về quản lý, sử dụng tài sản công làm cơ sở lập kế hoạch, dự toán, quản lý, bố trí sử dụng, xử lý tài sản công theo đúng quy định.

Thứ năm, trong quản lý các quỹ BHXH, BHYT, BHTN

Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, quản lý tài chính các quỹ BHXH, BHYT, BHTN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra các vi phạm.

Kiểm soát chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/8/2021 của UBND Thành phố về thực hiện các giải pháp phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch liên ngành số 4380/KHLN-BHXH-SYT ngày 30/9/2021 của liên ngành BHXH thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội thực hiện các giải pháp phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.

Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch 194/KH-UBND ngày 26/8/2021 của UBND Thành phố về thực hiện các giải pháp, biện pháp thu hồi nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN, nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện BHXH, BHYT, BHTN để tránh thất thoát quỹ.

Thứ sáu, trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động

Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị trực thuộc BHXH Thành phố và BHXH huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện sắp xếp bố trí cán bộ, viên chức phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí việc làm, luân chuyển theo quy định, gắn với kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm của công chức, viên chức BHXH Thành phố.

Công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính, kỷ luật phát ngôn, đặc biệt kỷ luật tài chính; chấp hành nghiêm và sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc; thực hiện đạo đức công vụ; nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân; khi thực thi nhiệm vụ phải nhã nhặn, cởi mở, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của công dân; hướng dẫn, giải thích rõ ràng, tận tình, cụ thể các quy định của Ngành để công dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp luật; nghiêm cấm các hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp.

Theo đó, để hoàn thành một số chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực đã đề ra, ngoài việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đã đề ra tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025, BHXH Thành phố cũng tập trung vào một số giải pháp trọng tâm trong năm 2023.

Tiêu biểu như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước; tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực trong đó tập trung vào một số lĩnh vực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh cải cách TTHC, ứng dụng CNTT.

PV
Ý kiến của bạn
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

Lãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.