Bí ẩn lời nguyền trên lăng mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamen: Ma mị hay có thể giải thích bằng khoa học?
Có nhiều cái chết liên quan tới những người khai quật lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamen tới mức người ta nghĩ rằng có lời nguyền bí ẩn xung quanh đó.
Vào ngày 26/11/1922, các nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và Lord Carnarvon đã đến lăng mộ của Tutankhamun và mở cửa lăng mộ bất chấp lời nguyền của vị pharaoh trên lăng mộ.
Không lâu sau đó, những người trong nhóm khai quật này đều tử vong mà khó lý giải. Người đầu tiên gặp vận đen là Lord Carnarvon. Vào ngày 04/4/1923, Lord Carnarvon qua đời vì nhiễm trùng máu. Thời điểm ông ấy hấp hối, Lord Carnarvon nói: "Tôi nghe thấy tiếng thở của ông ta và tôi sẽ đi theo ông ta."
Vào tháng 4/1928, trợ lý đắc lực nhất của nhà khảo cổ học Arthur Mays, là Carter cũng qua đời một cách bi thảm. Anh ta cũng là người đã đi qua lăng mộ của Tutankhamun.
Năm 1929, vợ của Lord Carnarvon cũng qua đời. Lần lượt có 22 người liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lăng mộ của Tutankhamun đã chết một cách bí ẩn. Điều này thu hút sự chú ý của các học giả và các chuyên gia, những người này bắt đầu nghiên cứu về "Lời nguyền bí ẩn của Pharaoh" và đưa ra một số lời giải thích.
Một số nhà sinh vật học đã đưa ra một tuyên bố khá hợp lý để lý giải cho những bất thường này. Họ cho rằng có một số lượng lớn vi trùng đã tồn tại hơn 3.000 năm trong các ngôi mộ và xác ướp cổ đại. Một khi nhiễm bệnh, con người có thể tử vong.
Cổng vào lăng mộ Tutankhamun
Một số người còn cho rằng sơn trên các bức tranh tường ở lăng mộ được trộn với chất độc, sau khi xây dựng xong lăng mộ đã được niêm phong, nhưng dược tính vẫn duy trì hiệu quả của nó nên độc tính vẫn có sức mạnh đáng kể.
Một số chuyên gia khác đã phát hiện ra rằng nhiều ngôi mộ của các vua pharaoh, bao gồm cả các phần của kim tự tháp, được làm bằng đá có tính phóng xạ.
Tuy nhiên, chưa có giả thuyết nào có thể làm hài lòng những người hiếu kỳ. Đó cũng chính là lý do khiến bí ẩn này vẫn thu hút nhiều người tò mò, quan tâm.
Tiến TrầnVới 506 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài.