Bị bệnh zona ở mắt bao lâu thì khỏi? Có ảnh hưởng gì không?

Sức khỏe
10:55 AM 17/01/2022

Bệnh zona ở vùng mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực, cùng với các triệu chứng đau đớn và nguy hiểm tiềm ẩn khác. Vậy bị bệnh zona ở mắt bao lâu thì khỏi? Có ảnh hưởng gì không?

NỘI DUNG::
  • 1. Bệnh zona ở mắt là gì?
  • 2. Các triệu chứng của bệnh zona ở mắt là gì?
  • 3. Bệnh zona ở mắt bao lâu thì khỏi? Có ảnh hưởng gì không?
  • 4. Các biến chứng, ảnh hưởng có thể gặp phải
  • 5. Các biện pháp phòng tránh
  • 6. Cách điều trị bệnh zona
  • 7. Kết luận

1. Bệnh zona ở mắt là gì?

Bệnh zona là chứng phát ban ngứa, rát và thường gây đau đớn do virus varicella-zoster gây ra. Đây là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Nếu bạn đã từng bị thủy đậu, sau khi căn bệnh đó khỏi thì những lần sau virus sẽ khiến bạn mắc bệnh zona.

Theo nghiên cứu có khoảng 10 - 20% số người bị mắc bệnh zona ở mắt. Trong khi hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn sau khi bị bệnh, thì ở mắt có những vấn đề riêng như mất thị lực và sẹo. Nó cũng có thể để lại biến chứng lâu dài hơn đối với bất kỳ ai có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Bị bệnh zona ở mắt bao lâu thì khỏi? Có ảnh hưởng gì không? - Ảnh 1.

Theo nghiên cứu có khoảng 10 - 20% số người bị mắc bệnh zona ở mắt. (Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia, hệ thống miễn dịch suy yếu và căng thẳng sẽ làm gia tăng các trường hợp mắc bệnh zona, gấp ba lần từ năm 2004 đến năm 2016. Bạn không thể đoán được liệu mình có bị bệnh zona ở mắt hay không bởi vì virus có thể di chuyển khắp cơ thể và xuất hiện ở các khu vực khác nhau.

2. Các triệu chứng của bệnh zona ở mắt là gì?

Bệnh zona ở mắt có 2 dạng:

- Dạng 1: Khi bị bệnh zona ở trong mắt, bạn có thể nhìn thấy chúng trên màng cứng (phần lòng trắng của mắt).

- Dạng 2: Xuất hiện xung quanh mắt của bạn, các bác sĩ gọi nó là “tổn thương ở mắt”.

Bất kể nó xuất hiện ở đâu, các triệu chứng của bệnh zona thường chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi bạn bị zona ở một bên mắt, virus sẽ không lây lan sang phía bên kia của khuôn mặt của bạn.

Bệnh zona ở mắt có thể gây ra các triệu chứng sau:

- Ngứa ran trên mặt

- Mụn nước đỏ hoặc phát ban trên mặt

- Mí mắt sưng và đỏ

- Đau mắt

- Tầm nhìn tồi tệ hơn

- Chảy nước mắt

- Nhạy cảm với ánh sáng

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi.

3. Bệnh zona ở mắt bao lâu thì khỏi? Có ảnh hưởng gì không?

Thông thường, phát ban bệnh zona kể cả ở mắt sẽ kéo dài từ hai đến bốn tuần và hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn. Cụ thể sẽ có 3 giai đoạn xảy ra:

- Giai đoạn 1: Các triệu chứng ban đầu của bệnh zona có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, ngứa ran như có thứ gì đó đang kích ứng. Điều này có thể ở bất cứ đâu trên cơ thể bạn. Bạn cũng có thể cảm thấy các khu vực đau, bỏng rát. Vài ngày sau, các dấu hiệu phát ban đầu tiên xuất hiện. 

Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các mảng lấm tấm màu hồng hoặc đỏ ở một bên cơ thể. Các mảng này tụ lại dọc theo đường dẫn truyền thần kinh. Một số người cho biết họ cảm thấy đau như kim châm ở vùng phát ban. Trong giai đoạn đầu này, bệnh zona không lây.

- Giai đoạn 2: Thông thường trong vòng năm ngày, vùng da đó sẽ nổi mẩn đỏ. Phát ban nhanh chóng phát triển thành các mụn nước chứa đầy dịch tương tự như bệnh thủy đậu. Chúng có thể kèm theo ngứa. Các mụn nước xuất hiện trên một khu vực cục bộ và không lan rộng ra toàn bộ cơ thể của bạn. 

Mặc dù bệnh zona không truyền cho ai đó. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị bệnh thủy đậu, bạn có thể bị bệnh thủy đậu từ người bị bệnh zona khi tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước đang hoạt động. Cùng một loại virus gây ra cả bệnh zona và bệnh thủy đậu.

- Giai đoạn 3: Trong một hoặc hai tuần tiếp theo, các mụn nước sẽ phun hoặc rỉ nước. Sau đó, chúng có thể hơi chuyển sang màu vàng và bắt đầu bong ra. Khi chúng khô đi, vảy bắt đầu hình thành. Khi tất cả các vết phồng rộp đã hoàn toàn đóng vảy, nguy cơ lây lan virus sẽ thấp.

Đối với một số người, cùng với các triệu chứng này sẽ đi kèm thêm một vài triệu chứng khác như: sốt, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu.

Đọc thêm:

- Người bị zona thần kinh nên ăn gì và kiêng gì?

- Thủy đậu và zona thần kinh dễ gây nhầm lẫn, phân biệt bằng cách nào? 

4. Các biến chứng, ảnh hưởng có thể gặp phải

Nếu bạn có hệ thống miễn dịch bị tổn hại do các yếu tố như tuổi tác, điều trị ung thư, HIV hoặc bệnh tự miễn, bạn có nguy cơ cao bị bệnh zona, bao gồm cả ở mắt. Các loại thuốc khác cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, bao gồm corticosteroid và thuốc yếu tố hoại tử khối u (TNF).

Bị bệnh zona ở mắt bao lâu thì khỏi? Có ảnh hưởng gì không? - Ảnh 2.

Bạn cần cẩn trọng với những triệu chứng zona ở mắt. (Ảnh: Internet)

Bệnh zona ở mắtcó thể gây tổn thương lâu dài cho mắt và các vùng xung quanh. Tổn hại đó có thể bao gồm:

- Đau dây thần kinh

- Sẹo vĩnh viễn

- Sưng võng mạc

- Bệnh tăng nhãn áp

- Tổn thương giác mạc

- Mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn

5. Các biện pháp phòng tránh

Bạn không thể bị bệnh zona nếu không bị bệnh thủy đậu trước. Vì lý do này, nên tiêm phòng cho trẻ em và người lớn chưa nhiễm virus varicella-zoster.

Nếu bạn đã bị thủy đậu, bạn nên chủng ngừa bệnh zona. Mặc dù virus gây ra cả hai đều giống nhau, nhưng thuốc chủng ngừa bệnh zona mạnh hơn và sẽ ngăn bạn gặp phải bệnh thứ phát này.

Nếu bạn bị bệnh zona, hãy tránh tiếp xúc với những người khác, đặc biệt là nếu họ chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu hoặc đang mang thai, hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.

Che vết phát ban của bạn để tránh lây lan virus và không chạm vào mắt. Mặc dù việc chạm vào các bộ phận khác nhau của cơ thể sau khi chạm vào vết phát ban sẽ không nhất thiết lây lan nhưng bạn vẫn nên thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn nó. Tránh gãi vào chỗ phát ban và rửa tay khi bạn chạm vào nó.

6. Cách điều trị bệnh zona

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh zona đơn giản bằng cách kiểm tra phát ban và lắng nghe các triệu chứng. Vì vị trí chỉ ở một bên và sự xuất hiện phổ biến của nó, nhiều bác sĩ nhận ra nó ngay khi nhìn thấy.

Khi bạn bị bệnh zona ở mắt, bác sĩ sẽ khám các phần khác nhau của mắt và các vùng xung quanh, bao gồm:

- Mí mắt

- Giác mạc

- Võng mạc

- Các vùng da xung quanh mắt

Ảnh 4.

Khi bạn bị bệnh zona ở mắt, bác sĩ sẽ khám các phần khác nhau của mắt và các vùng xung quanh (Ảnh: Internet)

Các bác sĩ có thể kiểm tra thị lực để xác định ảnh hưởng của phát ban đối với mắt của bạn.

Khi bị bệnh zona ở mắt có thể sử dụng thuốc kháng virus chẳng hạn như acyclovir, famciclovir và valacyclovir. Những loại thuốc này ngăn chặn virus lây lan, giúp phát ban nhanh chóng khỏi, chữa lành các mụn nước do zona và kiểm soát cơn đau dây thần kinh do phát ban.

Để có kết quả tốt nhất, hãy bắt đầu dùng thuốc kháng virus trong vòng ba ngày sau khi bạn nhận thấy các triệu chứng của mình. Khi được điều trị sớm, hầu hết mọi người sẽ khỏi bệnh zona nhanh hơn. Bạn cũng có thể tắm nước mát để giúp làm dịu cơn đau dây thần kinh liên quan đến bệnh zona.

7. Kết luận

Phát ban của bệnh zona có thể mất từ vài tuần đến vài tháng để chữa lành hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết thời gian, các triệu chứng của bạn sẽ biến mất dần dần.

Nếu bệnh zona ở mắt, hãy để ý những thay đổi về thị lực và các vấn đề khác có thể phát sinh ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã hoàn toàn bình phục. Một số người tiếp tục bị đau dây thần kinh sau khi vết phát ban của họ lành lại. Nếu bạn bị đau, thị lực kém hoặc bất kỳ triệu chứng kéo dài nào khác, hãy trao đổi với bác sĩ về cách điều trị thêm.

Nguồn tham khảo:

1. What You Should Know About Shingles in the Eye 

2. Shingles In The Eye 

3. How can shingles affect the eyes? 


Hằng Vũ
Ý kiến của bạn
Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% Đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34%

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tín dụng tháng 3/2024 đã tăng trở lại sau 2 tháng đầu năm giảm do yếu tố quy luật. Tính đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.