Bị cáo buộc che giấu thông tin về những tác động xấu đến thanh thiếu niên, Facebook vẫn khẳng định cung cấp "trải nghiệm tích cực"
Các thành viên của Tiểu ban bảo vệ người tiêu dùng của Thượng viện Mỹ đã cảnh cáo giám đốc Antigone Davis, người đứng đầu về an ninh toàn cầu của Facebook. Vì bà đã giữ lại thông tin nội bộ liên quan đến việc các dịch vụ của họ gây tác động cho những người trẻ tuổi.
Facebook khẳng định "trải nghiệm tích cực"
Cụ thể, Facebook che giấu nghiên cứu riêng của mình về chứng nghiện và tác động độc hại của các sản phẩm. Các Thượng nghị sĩ Mỹ thừa nhận Facebook "đánh lừa công chúng và chúng tôi".
Những cuộc điều trần được tiến hành sau khi Tạp chí Phố Wall đăng một loạt bài báo trong tháng 10/2021 về nghiên cứu nội bộ tại Facebook. Báo cáo chỉ ra rằng, theo phát hiện của Facebook, cứ ba thanh thiếu niên thì có một người cho biết Instagram khiến các vấn đề về hình ảnh cơ thể của họ trở nên tồi tệ hơn. Trong số những thanh thiếu niên từng có ý định tự tử, 13% người Anh và 6% người Mỹ cho biết họ có thể theo dõi những suy nghĩ tiêu cực đó trên Instagram.
Các nhà lập pháp kêu gọi các quy định kiềm chế Facebook do các vụ bê bối lặp đi lặp lại liên quan đến an toàn, lạm dụng quyền riêng tư dữ liệu và thông tin sai lệch đã làm giảm sút niềm tin.
Về phía mình, bà Antigone Davis cho biết, Facebook phản bác các luận điểm Instagram gây hại cho thanh thiếu niên, chỉ ra nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên có trải nghiệm tích cực trên Instagram. Facebook đã thực hiện những thay đổi giúp hạn chế bất kỳ tác hại nào đối với những người dùng trẻ tuổi.
"Ngay bây giờ, những người trẻ tuổi nói với chúng tôi, họ có trải nghiệm trung lập hoặc tích cực trên ứng dụng. Nếu có ai đó đang gặp khó khăn trên nền tảng, chúng tôi sẽ thay đổi sản phẩm để cải thiện trải nghiệm đó và giúp hỗ trợ điều đó", đại diện Facebook điều trần.
Facebook dựa vào các nghiên cứu được The Journal trích dẫn. Công ty cho biết nhiều thanh thiếu niên đã báo cáo những trải nghiệm tích cực trên Instagram, bao gồm cả việc ứng dụng đôi khi giúp ích cho sức khỏe tâm thần.
Trải qua cuộc điều trần đầu tiên về ảnh hưởng của Facebook đối với trẻ em thì buổi thứ hai xuất hiện người tố giác. Họ đã chia sẻ tài liệu về nghiên cứu của Facebook liên quan đến thanh thiếu niên.
Các nhà lập pháp cho biết các tài liệu chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu nội bộ của Facebook mà họ đã điều tra trên Instagram và thanh thiếu niên. Thượng nghị sĩ Ted Cruz, đảng viên Cộng hòa ở Texas, cho biết công ty dường như chỉ chọn lọc dữ liệu phù hợp với thông điệp của mình.
Facebook có xuống nước ?
Sau nhiều lùm xùm, Giám đốc điều hành phụ trách Instagram là Adam Mosseri thông báo Facebook sẽ tạm dừng kế hoạch phát hành phiên bản Instagram hướng đến trẻ em ở độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở - một quyết định hiếm hoi của Facebook trong việc thay đổi kế hoạch kinh doanh sau áp lực của dư luận.
Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục bảo vệ ý tưởng về ứng dụng cho trẻ em trực tuyến ở độ tuổi rất nhỏ. Facebook khẳng định họ sẽ tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ em trên mạng xã hội.
Họ có thể cung cấp các tính năng bảo mật và an toàn mạnh mẽ hơn trên ứng dụng dành cho trẻ nhỏ so với cách thức đang thực hiện trên ứng dụng Instagram chính của mình. Bằng chứng liên hệ là điều tương tự mà YouTube đã làm với YouTube Kids.
Bà Davis đã nhắc lại một số thông điệp như trên trong phiên điều trần. Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã không ủng hộ lời biện minh của công ty về một ứng dụng dành cho cả trẻ nhỏ hơn dựa trên nghiên cứu về thanh thiếu niên.
Thượng nghị sĩ Edward J. Markey, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Massachusetts phản pháo : "Facebook cũng giống như Big Tobacco, đẩy một sản phẩm mà họ biết là có hại cho sức khỏe của những người trẻ tuổi, đến tay người dùng sớm hơn".
Thượng viện Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc điều trần với các lãnh đạo cấp cao của Facebook và các công ty công nghệ lớn khác trong những năm gần đây, chất vấn họ về các vấn đề bao gồm sự lan truyền thông tin sai lệch, sức mạnh thị trường và quyền riêng tư.
Việc giám sát kỹ lưỡng Facebook đã khiến nhiều nhà lập pháp nhận ra rằng các nhà nghiên cứu nên có quyền truy cập vào dữ liệu của công ty để có thể đánh giá các dịch vụ đang hoạt động như thế nào.
Ứng MinhTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.