Bình Dương: Logistics - đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế
Dịch vụ logistics tuy xuất hiện chưa lâu ở Bình Dương nhưng đã làm tốt vai trò gắn kết giữa nhà sản xuất với thị trường nhờ hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Việc phát triển dịch vụ logistics thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu thông phân phối hàng hóa trong nước và xuất, nhập khẩu.
Mặc dù là một tỉnh thành không có sân bay, cảng biển, còn cảng sông thì bị giới hạn chiều cao bởi độ tĩnh không của một số cầu lớn đã làm giới hạn tải trọng tàu container không quá 2.000 tấn, từ đó ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics. Tuy vậy, Bình Dương đã quy hoạch 9 cảng sông và hiện đã có 4 cảng đi vào hoạt động, gồm: Cảng tổng hợp Bình Dương, Cảng Thạnh Phước, Cảng Bà Lụa và Cảng An Sơn. Tới đây, cầu Ghềnh được nâng chiều cao tĩnh không lên 7m, cầu Bình Lợi cũng được nâng cao tương tự là điều kiện thuận lợi để Bình Dương phát triển mạnh dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, Bình Dương đã khai thác tốt lợi thế nằm gần TP.HCM và cơ sở hạ tầng sẵn có để thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển. Do tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh ngày càng tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đã chọn Bình Dương là nơi làm thủ tục hải quan và tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào dịch vụ logistics tại tỉnh.
Dù xuất hiện chưa lâu ở Bình Dương, nhưng dịch vụ logistics đã làm tốt vai trò gắn kết giữa nhà sản xuất với thị trường nhờ hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Với năng lực thu hút đầu tư, tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế được duy trì ổn định, Bình Dương là địa phương có số lượng kho bãi, dịch vụ vận chuyển chiếm trên 51% tổng nguồn cung kho bãi khu vực phía Nam - khu vực có tổng nguồn cung kho vận thuộc tốp đầu cả nước.
Việc phát triển dịch vụ logistics thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu thông phân phối hàng hóa trong nước và xuất, nhập khẩu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trung tâm logistics đủ khả năng cung cấp dịch vụ cấp độ 3PL (logistics thuê ngoài - dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ), 4PL (chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ tạo thành một "chuỗi") và phấn đấu đến năm 2025, một số trung tâm lớn sẽ đạt cấp độ trên mức 5PL (E-logistics - Logistics trên nền thương mại điện tử). Trong đó hiện có 02 ICD (cảng cạn) đang hoạt động là: ICD Sóng Thần với diện tích 50ha và cụm Cảng – Trung tâm Logistics Dĩ An có diện tích 40ha, góp phần hình thành mạng lưới trung tâm logistics hiện đại và chuyên nghiệp, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu phát triển công nghiệp và xuất, nhập khẩu của tỉnh nhà.
Trong xu thế đó, các doanh nghiệp trong Hiệp hội Logistics cũng đã nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để phát triển. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh kết nối, tổ chức lại hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực và chất lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ của ngành, đồng thời ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học trong thương mại, logistics hướng đến cắt giảm chi phí. Hiệp hội Logistics Bình Dương triển khai đề án giảm chi phí cho doanh nghiệp hướng đến 3 mục tiêu: hoạch định chiến lược phát triển dựa trên nguyên tắc liên kết vùng; xây dựng hạ tầng đường sông và đường sắt kết nối các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh; nâng cao dịch vụ theo hướng chuyên môn hóa, tăng sức cạnh tranh.
Đức DuyVNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.