Bình Dương: Xây dựng nền tảng hệ sinh thái mới với đề án “Vùng đổi mới sáng tạo”
Sau gần 04 năm thực hiện, Đề án Thành phố thông minh Bình Dương đã đạt được những kết quả nhất định. Để tiếp nối và mở rộng hơn nữa Đề án, Bình Dương tiếp tục đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai “Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương - Binh Duong Innovation Region” với kỳ vọng sẽ tạo ra đòn bẩy nhằm thúc đẩy và xây dựng nền tảng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, góp phần đưa Bình Dương trở thành một điểm sáng về đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Sau gần 04 năm thực hiện, Đề án Thành phố thông minh Bình Dương đã nhận được sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế. Hai năm liền 2019 và 2020, Bình Dương được vinh danh trong 21 địa phương có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới.
Thành phố Bình Dương tiếp tục đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai "Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương - Binh Duong Innovation Region" với kỳ vọng sẽ tạo ra đòn bẩy nhằm thúc đẩy và xây dựng nền tảng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và rộng hơn là văn hóa đổi mới sáng tạo bền vững. Đây được xem là bàn đạp giúp Bình Dương xây dựng một môi trường hấp dẫn cho các nhà khởi nghiệp, các công ty công nghệ, tiếp tục tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới… Từ đó sẽ nâng cấp nền sản xuất hiện tại, tạo ra các công cụ sản xuất mới và phát triển đồng đều trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, dần tăng tỷ trọng kinh tế số.
Theo Đề án, trung tâm Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương được quy hoạch là thành phố Thủ Dầu Một gồm các yếu tố: Hệ thống hành chính một cửa, hệ thống giáo dục đại học, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, Trung tâm Thương mại Thành phố mới Bình Dương, khu đô thị chất lượng cao, phát triển hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin, trung tâm logistics cho thương mại điện tử. Bên cạnh đó, một nhân tố không thể thiếu được trong Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương là việc hình thành Khu công nghiệp khoa học công nghệ tại Bàu Bàng sẽ là một cụm nối dài của Vùng trung tâm từ Thủ Dầu Một, Thành phố mới Bình Dương trong việc thu hút các viện trường, các trung tâm xuất sắc của các tập đoàn đa quốc gia, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao tri thức, vừa đóng vai trò tiên phong trong việc xây dựng mô hình sản phẩm khu công nghiệp mới cho Bình Dương, mà còn có nhiệm vụ nâng cấp hệ sinh thái công nghiệp hiện tại, cho ra đời các phương tiện sản xuất mới, vừa phục vụ cho các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao vừa tập trung nghiên cứu và phát triển khoa học, xây dựng môi trường sống tốt cho chuyên gia, tăng năng suất lao động, tăng dần tỷ trọng kinh tế số trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Dự kiến triển khai trong giai đoạn 2020-2030, Đề án "Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương - Binh Duong Innovation Region" là một mô hình hoàn toàn mới phù hợp với thực tiễn của Bình Dương có vận dụng và đúc kết từ những thành tựu của các vùng đổi mới sáng tạo như Deajeon - Daedeok Innopolis (Hàn Quốc), Brainport Eindhoven (Hà Lan). Đây cũng là nội dung trọng tâm trong xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương cho giai đoạn tiếp theo, là đề án đột phá tích hợp bao gồm các khu vực chức năng như văn phòng quản lý trung tâm; đô thị khoa học; Khu công nghiệp khoa học công nghệ (KHCN).
Thành phố mới Bình Dương - nơi tập trung các trung tâm quản lý, các trung tâm thương mại - dịch vụ cao, các trung tâm thực nghiệm FabLab, TechLab, nơi thí nghiệm thực tế, không gian sáng tạo, vườn ươm doanh nghiệp, khởi nghiệp và không gian sống hiện đại được xác định là trung tâm cho vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.
Vùng phát triển KHCN Bàu Bàng được định vị là cụm vệ tinh về phát triển KHCN của vùng trung tâm với nòng cốt là Khu công nghiệp KHCN, ngoài ra bao quanh là các khu công nghiệp hiện hữu như: Bàu Bàng, Bàu Bàng mở rộng, Cây Trường và Lai Hưng. Các chức năng và hoạt động chính của trong Khu công nghiệp KHCN bao gồm: Giáo dục và đào tạo; nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật; các hoạt động thương mại hóa công nghệ của doanh nghiệp; công nghiệp sản xuất; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; quản lý cơ sở hạ tầng và chức năng quản lý.
Đức DuyTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.