Bình Phước: Ban hành kết luận tố cáo ngay sau khi vừa gia hạn giải quyết tố cáo!

Luật sư của bạn
10:10 AM 08/06/2021

Sau khi hết thời hạn 2 tháng giải quyết đơn tố cáo. Chánh án TAND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định “Gia hạn thời hạn giải quyết tố cáo” kéo dài thêm 1 tháng. Bị người tố cáo khiếu nại, ngay ngày hôm sau Chánh án tòa án tỉnh này ra ngay kết luận giải quyết tố cáo!

Bình Phước: Ban hành kết luận tố cáo ngay sau khi vừa  gia hạn giải quyết  tố cáo! - Ảnh 1.

Ông Đinh Văn Thành trình bày bức xúc với phóng viên

Ra quyết định rồi ban hành kết luận tố cáo "nhanh như chớp"!

Liên quan vụ "Vì sao đương sự tố cáo 2 thẩm phán tòa án tỉnh Bình Phước", mà Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị phản ánh ngày 9/4/2021. Mới đây, ngày 25/5/2021, ông Đinh Văn Thành (SN 1969, ngụ ấp 7, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là người tố cáo 2 thẩm phán Lê Hồng Hạnh, Nguyễn Văn Thư, nhận được quyết định 01/QĐGHTC do Chánh án TAND tỉnh Bình Phước - Phạm Thị Thu Thủy ký ngày 21/5/2021, về việc gia hạn thời hạn giải quyết tố cáo (Quyết định gia hạn - PV) thêm 30 ngày đối với vụ việc tố cáo đã được thụ lý tại quyết định 02/QĐ-TLTC ngày 22/3/2021, của TAND tỉnh Bình Phước, thời gian gia hạn kể từ ngày 22/5/2021.

Vừa nhận được quyết định gia hạn, ông Đinh Văn Thành làm đơn khiếu nại quyết định này và gửi đến nhiều Cơ quan ở Trung ương và địa phương, đề nghị Chánh án TAND tỉnh Bình Phước thu hồi quyết định gia hạn. Ông Thành cho rằng ông tố cáo hành vi tiến hành tố tụng của thẩm phán Lê Hồng Hạnh và Nguyễn Văn Thư, nội dung tố cáo không thuộc trường hợp "Phức tạp" hay "Đặc biệt phức tạp", nên bà Thủy ban hành quyết định gia hạn giải quyết tố cáo là không đúng.

Đối chiếu văn bản ông Thành cung cấp, cho thấy ngày 21/5/2021 bà Phạm Thị Thu Thủy ký ban hành quyết định gia hạn và ngày 25/5/2021 ký ban hành kết luận tố cáo (KLTC) số 04. Như vậy KLTC được ban hành ngay sau khi ông Thành gửi đơn khiếu nại quyết định gia hạn. Vậy KLTC này có đủ thời gian để xác minh? Nếu không đủ thời gian xác minh nhưng ban hành KLTC thì nội dung kết luận liệu có khách quan?

Cụ thể ông Thành tố cáo thẩm phán Lê Hồng Hạnh ban hành quyết định 05/2020/QĐ-PT ngày m22/10/2020 về tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, không đúng pháp luật. Vì tại phiên tòa dân sự phúc thẩm ngày 22/9/2020, bị đơn Phạm Duy Khải yêu cầu HĐXX trưng cầu giám định (TCGĐ) chữ viết đối với dòng chữ "Đinh Văn Thành" trong "Giấy mượn đất năm 2001", nên HĐXX tạm dừng phiên tòa. Trong thời gian tạm dừng tòa, thẩm phán Hạnh không ban hành quyết định TCGĐ, nhưng đến ngày 22/10/2020 (Hết thời hạn tạm dừng phiên tòa), lại ban hành quyết định 05 mnêu trên, là vi phạm quy trình tố tụng xét xử vụ án đã được pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) quy định. Hành vi của thẩm phán Hạnh có dấu hiệu ra quyết mđịnh trái pháp luật.

Đối với thẩm phán Nguyễn Văn Thư, ông Thành tố cáo thẩm phán này ký quyết định 01/2021/QĐ-BPKCTT ngày 13/1/2021 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT), để giao cho bị đơn Khải thu hoạch hạt điều trên 2 mảnh đất diện tích 19.696,1m2 và 15.372,5m2, là hoàn toàn sai. Vì ông Khải không có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, mà người yêu cầu là nguyên đơn Lê Thị Huyền (Vợ ông Thành). Đồng thời, tại bản án sơ thẩm cũng công nhận quyền sở hữu, sử dụng của gia đình ông Thành.

 Ngoài ra, ông Thành còn tố cáo thẩm phán Thư ban hành Quyết định 01/2021/QĐ-PT ngày 24/2/2021 để TCGĐ, là không đúng pháp luật, khiến vụ án bị kéo dài thời hạn xét xử phúc thẩm, gây thiệt hại đến quyền lợi của gia đình ông. 

2 thẩm phán bị tố cáo giải trình ra sao? 

Tại giải trình của thẩm phán Hạnh, thể hiện trong KLTC số 04: Vào ngày 13/10/2010, tòa án đã làm việc với ông Thành, ông Khải về việc cung cấp mẫu chữ viết "Đinh Văn Thành" để làm mẫu so sánh giám định. Ngày 19/10/2020, TAND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định yêu cầu UBND xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cung cấp cho tòa hồ sơ đăng ký khai sinh cho con ông Thành và đăng ký tạm trú cho gia đình ông Thành tại UBND xã Bom Bo. Sau đó, UBND xã Bom Bo có công văn trả lời không thu thập được 2 hồ sơ nêu trên tại UBND xã. Do chưa có đầy đủ các mẫu chữ viết theo các thời điểm trước, trong và sau năm 2001 để làm căn cứ gửi giám định nên TAND tỉnh Bình Phước chưa ban hành quyết định TCGĐ. Căn cứ Điều 259 Bộ luật TTDS, thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 1 tháng, nhưng các đương sự chưa giao nộp, cũng như HĐXX chưa thu thập được đầy đủ tài liệu, chứng cứ, nên HĐXX ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án 05/2020/QĐ-PT là đúng quy định Bộ luật TTDS. 

Về nội dung giải trình của thẩm phán Nguyễn Văn Thư, cho rằng ông Thành với ông Khải đang tranh chấp quyền sở hữu tài sản và các quyền liên quan trên cùng đối tượng là 3 diện tích đất 49.752,8m2; 19.696,1m2 và 15.372,5m2. Các đương sự đều có yêu cầu như nhau, đều đưa ra tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, bị đơn Khải nộp chứng cứ là "Giấy mượn đất năm 2001" có chữ viết "Đinh Văn Thành", bị đơn Khải yêu cầu tòa phúc thẩm TCGĐ. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra cũng như bảo toàn tình trạng tài sản hiện có, nên thẩm phán Thư ra quyết định áp dụng BPKCTT 01/2021/BPKCT là phù hợp với quy định tại khoản điều 114 và 123 của Bộ luật TTDS. Còn việc ban hành Quyết định 01/2021/QĐ-PT ngày 24/2/2021 về TCGĐ chữ viết "Đinh Văn Thành" trong giấy mượn đất là giúp cho tòa án có căn cứ tìm ra sự thật khách quan nên thẩm phán Thư ra quyết định TCGĐ là phù hợp với quy định tại điều 102 Bộ luật TTDS. 

Căn cứ mẫu chữ ký nào để ban hành quyết định TCGĐ? 

Ông Thành uất ức nói : "Thẩm phán Hạnh cho rằng không thu thập được chữ ký, chữ viết của tôi nên không ban hành quyết định TCGĐ nhưng lại ra quyết định tạm đình chỉ, vậy tạm đình chỉ đến khi nào mới giải quyết vụ án của tôi? Đối với thẩm phán Thư căn cứ vào mẫu chữ ký, chữ viết nào để ký ban hành quyết định TCGĐ? Thẩm phán Thư ban hành quyết định áp dụng BPKCTT dựa vào đâu? Vì động cơ gì? Mục đích gì thẩm phán Thư giao cho ông Khải được thu hạt điều trên 2 mảnh đất mà gia đình tôi đã trồng, quản lý, sử dụng hàng chục năm qua? Chưa kể, thẩm phán Thư không phải chủ tọa phiên tòa dân sự phúc thẩm ngày 22/9/2020, nên không có thẩm quyền thay mặt HĐXX phúc thẩm ký ban hành quyết định số b01/2021/QĐ-PT ngày 24/2/2021 về TCGĐ".

Luật sư Dương Vĩnh Tuyến, Trưởng Văn phòng Luật sư Dương Chí – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước, cho biết: KLTC chỉ là một giai đoạn của quá trình giải quyết tố cáo chứ chưa phải quyết định cuối cùng. Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, cũng như Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, thời hạn giải quyết tố cáo là 2 tháng. Trường hợp nào "Phức tạp" hoặc "Đặc biệt phức tạp" thì mới gia hạn. Nhưng trong trường hợp này, ông Thành tố cáo hành vi tố tụng của các thẩm phán, nội dung tố cáo không thuộc trường hợp "Phức tạp" hay "Đặc biệt phức tạp". Do vậy, theo điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP thì không được gia hạn.

Qua sự việc nêu trên, vấn đề đặt ra là: Tại sao ngày 21/5, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định gia hạn giải quyết tố cáo thêm 30 ngày, nhưng đến ngày 25/5 đã ban hành KLTC? Bản KLTC nêu ông Thành tố cáo không có căn cứ, phải chăng có liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại về áp dụng BPKCTT mà Chánh án TAND tỉnh Bình Phước đã bác khiếu nại của ông Thành trước đó?

Được biết, hiện ông Thành vẫn chưa nhận được kết quả khiếu nại áp dụng BPKCTT do TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh giải quyết, sau khi bị Chánh án TAND tỉnh Bình Phước bác.

Yến Thanh
Ý kiến của bạn
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng

Trong báo cáo vừa công bố, tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức xếp hạng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tiêu chí nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025.