Bình Thuận: Đề xuất 8 nhóm giải pháp tăng cường trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

Địa phương
12:12 PM 19/11/2021

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, thời gian qua, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Các biện pháp chống dịch luôn có sự điều chỉnh, thích ứng, linh hoạt, triển khai một cách quyết liệt. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, tỉnh Bình Thuận đã đề xuất 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp tăng cường trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được tổ chức vào ngày 18/11 qua, được biết dù tỉnh này đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch rất quyết liệt. Các biện pháp chống dịch luôn có sự điều chỉnh, thích ứng, linh hoạt, triển khai một cách quyết liệt.

Tuy nhiên, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang diễn biến rất phức tạp, số ca mắc mới liên tục tăng và lan rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Từng lúc, từng nơi chưa có sự đồng bộ, đồng lòng, quyết tâm; một số cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát chưa nghiêm túc, chưa triệt để và chưa kịp thời; ý thức người dân còn chủ quan, lơ là, dẫn đến nguy cơ khó kiểm soát hoặc có thể mất kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới, nhất là tại địa bàn thành phố Phan Thiết.

Trước những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, tại cuộc họp, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp tăng cường trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.  Trong thời gian tỷ lệ tiêm vắc xin chưa cao, mục tiêu là hạn chế tiếp xúc giữa người với người, hạn chế đi lại, giao lưu của người dân và tạm dừng các hoạt động chưa thật sự cần thiết để hạn chế lây lan dịch bệnh nhưng vẫn phù hợp với quy định tại Nghị Quyết 128. 

Trong đó, tập trung kiểm soát chặt việc ra vào của người dân ở vùng đỏ. Yêu cầu người dân chỉ ra ngoài khi có việc thật sự cần thiết và phải đảm bảo đầy đủ 02 điều kiện đó là có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc có giấy chứng nhận đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm SAR-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ. Thứ 2 là có các loại giấy chứng nhận/xác nhận việc ra ngoài của người dân đã được cấp có thẩm quyền cấp (bao gồm: Thẻ công chức, viên chức, lao động do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp, giấy xác nhận của địa phương dành cho các cơ sở kinh doanh, phiếu đi chợ, sổ khám bệnh thể hiện lịch hẹn tái khám,...). 

Bình Thuận: Đề xuất 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp tăng cường trong công tác phòng, chống dịch Covid-19  - Ảnh 1.

(ảnh internet) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 trên địa bàn, tỉnh Bình Thuận tiếp tục đề xuất 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp tăng cường trong công tác phòng, chống dịch

Theo đó, cần tổ chức lại các Chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 liên phường/xã; tăng cường các Chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 ở địa bàn giáp ranh huyện, thị xã, thành phố để kiểm soát chặt chẽ người dân ra/vào vùng đỏ. Đồng thời, thành lập nhiều tổ thường xuyên tuần tra, kiểm soát lưu động việc đi lại của người dân trong vùng đỏ. Tiếp tục yêu cầu người dân không đi ra đường vào ban đêm…

Phát biểu tại cuộc họp này, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy - Dương Văn An thống nhất 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp mà UBND tỉnh đã đề xuất. Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và ngành Y tế đánh giá lại mức độ dịch trên cơ sở số ca nhiễm mới và tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người dân theo quy định; đồng thời tính toán từng điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho người dân, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo quy định của Nghị quyết 128.

Cùng với đó, chủ động xét nghiệm sàng lọc ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nhằm tầm soát, ngăn chặn hiệu quả nguồn lây; thực hiện cách ly F1 tại nhà đối với các trường hợp đủ điều kiện. Các địa phương cũng mạnh dạn áp dụng phương án điều trị tại nhà đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; ưu tiên các trường hợp F0 có chuyển biến nặng và trung bình điều trị tại các cơ sở y tế. Đối với kiểm soát việc đi lại tại vùng đỏ cần phải khoa học, không gây khó khăn, phiền hà cho người dân.

Đối với hoạt động du lịch được tiếp tục duy trì ở những nơi đảm bảo điều kiện theo quy định. Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý các địa phương cần lên phương án đẩy nhanh tiến độ tiêm khi vắc xin được phân bổ; đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức không thực hiện “5K” và gây khó khăn, cản trở tại các chốt kiểm soát phòng chống dịch.

Hạ Duyên
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.