Bình Thuận: Khai giảng năm học 2021 - 2022 trực tuyến, tạm dừng đến trường, không dừng học
Nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đi đôi với việc tổ chức các hoạt động giáo dục với mục tiêu “đảm bảo sức khỏe, an toàn của học sinh, sinh viên, giáo viên là trên hết”, đồng thời thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đã có hướng dẫn công tác tổ chức Lễ Khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2021 - 2022. Theo đó, Lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 bằng hình thức trực tuyến với nội dung và hình thức ngắn gọn, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
Theo đó, tất cả các cơ sở giáo dục sẽ tổ chức tựu trường từ ngày 01/9/2021 đến ngày 04/9/2021 và khai giảng vào ngày 05/9/2021. Các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 bằng hình thức trực tuyến với nội dung và hình thức ngắn gọn, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục và các đơn vị cung ứng sách giáo khoa, nhằm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh và giáo viên.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị thủ trưởng các đơn vị, trường học phối hợp với ngành Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; hướng dẫn quy trình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp. Bảo đảm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, lớp học và các phương tiện được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học trực tiếp. Bên cạnh đó, chuẩn bị dung dịch sát khuẩn hoặc bố trí xà phòng sát khuẩn đặt ở vị trí thuận lợi, những khu vực giáo viên, học sinh thường xuyên qua lại (trước cửa phòng học, căn-tin, nhà ăn, nhà vệ sinh …) để sử dụng và có hình thức phù hợp tuyên truyền, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh rửa tay thường xuyên.
Riêng đối với các cơ sở giáo dục được chọn làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly hoặc địa điểm tiêm vaccine Covid-19, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được bàn giao trở lại, thủ trưởng các đơn vị, trường học phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của địa phương và ngành Y tế tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế và các cơ quan chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khi tập trung nhập học.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Phòng Giáo dục các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các trường THCS trực thuộc tiến hành khảo sát, thống kê số học sinh không có khả năng học trực tuyến, có các giải pháp cụ thể để khắc phục; phối hợp với các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị, kết nối mạng Internet phục vụ học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Chỉ đạo các Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện rà soát danh sách học sinh người dân tộc trên địa bàn đang học tập tại trường và phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn để có những giải pháp hỗ trợ thiết bị, cung cấp kết nối mạng Internet; thành lập các địa điểm học tập có đầy đủ các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch để phục vụ học sinh học tập. Ngoài ra, hướng dẫn các trường mầm non, tiểu học, THCS trực thuộc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và áp dụng các phương án dạy học phù hợp với tình hình thực tế.
Hạ DuyênTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.