Bình Thuận: Ngành du lịch chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ca lây nhiễm Covid-19 từ người cách ly, do đó nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng là rất lớn. Vì vậy, các Sở ban ngành tỉnh Bình Thuận đã sớm có các biện pháp phòng chống, riêng ngành du lịch đang nỗ lực để phòng chống dịch, bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú và dịch vụ cũng như các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, số trường hợp mắc liên tục gia tăng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ca lây nhiễm từ người cách ly, do đó nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng là rất lớn, yêu cầu công tác phòng, chống dịch phải nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, tại tỉnh Bình Thuận, các Sở ban ngành đã sớm có các biện pháp phòng chống dịch bệnh, riêng ngành du lịch đang nỗ lực để phòng chống dịch, bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú và dịch vụ cũng như các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã có văn bản hỏa tốc gửi doanh nghiệp du lịch (lưu trú, lữ hành, dịch vụ) và các Ban quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Quyết định số 2432/QĐ-BCĐ ngày 02/10/2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú và dịch vụ cũng như các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Chủ động tiến hành vệ sinh, khử trùng tại các cơ sở lưu trú, lữ hành, phương tiện vận chuyển khách du lịch, các khu điểm du lịch, nhà hàng phục vụ khách du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nguồn khách đến từ vùng dịch. Cùng với đó, triển khai và yêu cầu toàn thể nhân viên, ngưởi lao động trong đơn vị và du khách thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi ra ngoài, tại các điểm và trên phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xả phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông ngưởi tại nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; khai báo y tế tự nguyện; cài đặt và sử dụng Bluezone.
Đối với các cơ sở đăng ký cách ly tập trung có trả phí, các đơn vị phải giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện cách ly tại cơ sở; không để những người không có trách nhiệm vào các khu cách ly và yêu cầu người được cách ly thực hiện đúng các quy định, thường xuyên đeo khẩu trang, không được tiếp xúc gần với người xung quanh và tự ý rời khỏi nơi cách ly để tránh lây lan trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, bố trí lãnh đạo hoặc quản lý trực suốt trong thời gian có dịch, theo dõi chặt chẽ, tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân viên về tình hình bệnh dịch và có kế hoạch phòng chống, biện pháp bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động trong toàn đơn vị; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch bệnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn yêu cầu các đơn vị phải thông báo kịp thời tới các cơ quan chức năng, chủ động phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức cách ly, quản lý khách du lịch theo quy trình, hướng dẫn của các cơ quan y tế nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh Covid-19. Đồng thời, thông báo đến đường dây nóng của Sở Y tế qua số điện thoại: 0967.881.818 để kịp thời phối hợp, xử lý.
Hạ Duyên (t/h)Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.