Bình Thuận: Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến tiêu thụ thanh long trong và ngoài nước
Trong điều kiện ảnh hưởng dịch Covid-19, mặt hàng Thanh long của tỉnh Bình Thuận gặp khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, Sở công thương tỉnh này đã triển khai một số giải pháp, nắm bắt tình hình và phối hợp với các ban ngành trong tỉnh, Sở công thương các tỉnh thành để thúc đẩy hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến tiêu thụ nông sản của tỉnh năm 2021 tại các thị trường trong và ngoài nước.
Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thanh long Bình Thuận sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc được thuận lợi, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân, Sở Công Thương tỉnh này đã tiếp tục theo dõi, trao đổi thường xuyên với Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc để nắm bắt tình hình và phối hợp với các đơn vị liên quan có thông báo, khuyến cáo đến doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị liên quan về tình hình xuất nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Sở này đã tìm hướng phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long phân ra ở nhiều cửa khẩu, tránh tập trung vào một cửa khẩu để hạn chế hiện tượng ùn tắc hàng hóa, khi thu hoạch rộ; đồng thời tăng cường xuất khẩu chính ngạch thanh long bằng đường biển để cung cấp cho thị trường các tỉnh, thành phố phía Đông và các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Sở công thương tỉnh Bình Thuận sẽ thường xuyên bám sát Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc Bộ để có sự ủng hộ, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến tiêu thụ nông sản của tỉnh năm 2021 tại các thị trường trong và ngoài nước. Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, các cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại ở nước ngoài tổ chức Hội nghị trực tuyến để quảng bá, xúc tiến xuất khẩu nông sản trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong nước và nước ngoài.
Thực hiện tốt các chương trình hợp tác, liên kết giữa tỉnh Bình Thuận với các tỉnh, thành, vùng, khu vực để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại (trực tiếp, trực tuyến) một cách đồng bộ, có trọng điểm và đạt hiệu quả, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đã vào vụ hoặc sắp vào vụ thu hoạch.
Ngoài ra, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng nông sản phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử. Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hỗ trợ tham gia các chương trình ngày mua sắm trực tuyến, gian hàng Việt trực tuyến quốc gia,… Từ đó, tập trung cao cho hình thức tiêu thụ, chào bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online. Phối hợp với các sàn thương mại điện tử kết nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài, các chuỗi cung ứng trong và ngoài nước.
Tăng cường công tác quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm; đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng hóa chất, chất kích thích, chất tăng trọng… trong toàn chuỗi sản xuất - tiêu thụ thanh long nhằm đáp ứng yêu cầu của từng thị trường; Thực hiện tốt công tác quản lý các vùng trồng thanh long, cơ sở đóng gói trái thanh long đã được cấp mã số xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, lưu ý đối với các cơ sở được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hạ DuyênVNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.