Bộ Công thương: Ban hành mức giá trần mua bán điện mặt trời
Mới đây, dự thảo quyết định của Thủ tướng về chương trình thí điểm giá mua bán điện mặt trời để hướng đến giá cạnh tranh, giảm giá mua điện từ trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế giá mua điện cố định sang đấu thầu đã được Bộ Công thương ban hành.
Theo Bộ Công Thương, trong chương trình thí điểm, Bộ Công Thương cho rằng các dự án điện mặt trời có giá bán điện đề xuất từ thấp đến cao, dưới mức giá trần sẽ được lựa chọn để phát triển cho đến khi đạt tổng quy mô công suất của chương trình.
Việc xác định giá điện cho dự án sẽ tổ chức nếu có trên 5 nhà đầu đầu tư đăng ký tham gia và tổng công suất dự án được lựa chọn của 1 nhà đầu tư tối đa bằng 20% tổng quy mô công suất các dự án được lựa chọn.
Mức giá trần mua bán điện của chương trình thí điểm là giá điện theo Quyết định 13, tức 7,09 cent/kWh (tương đương 1.644 đồng) đối với dự án điện mặt trời mặt đất và 7,69 cent/kWh (tương đương 1.783 đồng) đối với điện mặt trời nổi.
Thời gian lựa chọn dự án sẽ kéo dài từ 11/2020-5/2021 và hoàn thiện thủ tục, thực hiện đầu tư từ 2021 đến 6/2022.
Tính đến nay cả nước có 8 dự án đã bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 610 MW song không đủ điều kiện vận hành trước 1/1/2021 để được hưởng giá FIT (giá mua bán điện cố định) ưu đãi.
Ngoài ra, có 21 dự án với tổng công suất 1.000 MW đã được Thủ tướng thống nhất bổ sung quy hoạch và 103 dự án đang đề nghị bổ sung quy hoạch với công suất 10.000 MW. Theo Bộ Công Thương, các dự án này đang chờ chính sách mới về điện mặt trời để tiếp tục đầu tư.
Hiện nay, nhiều dự án điện mặt trời đang chạy nước rút để kịp hoàn thành và vận hành thương mại (COD) trước ngày 31/12/2021 để kịp hưởng giá mua điện ưu đãi trước khi chuyển sang việc xác định giá mua điện thông qua cơ chế đấu thầu cạnh tranh.
Lượng hàng tồn kho bất động sản có dấu hiệu tăng tạo không ít gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh yếu hoặc dùng đòn bẩy tài chính cao.