Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 để thông tin về các nội dung trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Hội nghị do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì. Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Điện lực, đã công bố Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 15/4 của Thủ tướng phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII điều chỉnh).
Đồng thời giới thiệu ngắn gọn, tổng quan về các nội dung trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của quy hoạch là: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Dự kiến điện thương phẩm đạt khoảng 500,4-557,8 tỷ kWh vào năm 2030. Ảnh: EVN
Về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, quy hoạch đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10%/năm giai đoạn 2026-2030 và khoảng 7,5%/năm giai đoạn 2031-2050.
Mục tiêu điện thương phẩm đạt khoảng 500,4-557,8 tỷ kWh vào năm 2030. Qua đó, quy hoạch định hướng tới năm 2050 đạt khoảng 1.237,7-1.375,1 tỷ kWh.
Điện sản xuất và nhập khẩu đến năm 2030, dự kiến đạt khoảng 560,4-624,6 tỷ kWh, trong khi đó, định hướng năm 2050 khoảng 1.360,1-1.511,1 tỷ kWh.
Cũng theo quy hoạch đến năm 2030, công suất cực đại đạt khoảng 89.655-99.934 MW và 20 năm tiếp theo dao động 205.732-228.570 MW.
Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng, nguồn điện hạt nhân. Mục tiêu đến năm 2030 độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc top 4, chỉ số tiếp cận điện năng trong top 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Qua đó, phấn đấu có 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).Về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, quy hoạch đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10%/năm giai đoạn 2026-2030 và khoảng 7,5%/năm giai đoạn 2031-2050.
Mục tiêu điện thương phẩm đạt khoảng 500,4-557,8 tỷ kWh vào năm 2030. Qua đó, quy hoạch định hướng tới năm 2050 đạt khoảng 1.237,7-1.375,1 tỷ kWh.
Điện sản xuất và nhập khẩu đến năm 2030, dự kiến đạt khoảng 560,4-624,6 tỷ kWh, trong khi đó, định hướng năm 2050 khoảng 1.360,1-1.511,1 tỷ kWh.
Cũng theo quy hoạch đến năm 2030, công suất cực đại đạt khoảng 89.655-99.934 MW và 20 năm tiếp theo dao động 205.732-228.570 MW.
Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng, nguồn điện hạt nhân. Mục tiêu đến năm 2030 độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc top 4, chỉ số tiếp cận điện năng trong top 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Qua đó, phấn đấu có 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia... Do đó, các tỉnh, thành phố phải chỉ đạo rà soát, cập nhật các nguồn lưới điện nhằm bảo đảm phù hợp với nội dung quy mô công suất tăng thêm trong Quy hoạch điện VIII và Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Bộ trưởng yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án, tăng cường kiểm tra, giám sát chủ đầu tư để đảm bảo đúng tiến độ các dự án trên địa bàn. Đồng thời, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh, chủ động đề xuất thay thế các dự án chậm tiến độ bằng dự án khác khả thi hơn.
Huyền My (t/h)
Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ, với kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp.