Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại

Thị trường
03:04 PM 15/10/2024

Để bảo vệ thị trường trong nước, quyền lợi doanh nghiệp, đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu.

Theo Bộ Công Thương, trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước, việc khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được đẩy mạnh nhằm lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước.

Thống kê cho thấy, đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại và áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu. Hiện tại, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tiếp tục triển khai việc điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại.

Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại- Ảnh 1.

Việt Nam đã khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, đơn vị tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 2 vụ việc mới, khởi xướng rà soát 2 vụ việc rà soát cuối kỳ; tiếp nhận và xử lý 9 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.

Điển hình là vụ việc khởi xướng ngày 14/4/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1535⁄QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (mã vụ việc: AD19).

Hiện tại, có 4 biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực với các sản phẩm thép nhập khẩu và 1 biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm liên quan tới thép (vật liệu hàn), 2 vụ việc đang trong quá trình điều tra liên quan tới sản phẩm cáp thép dự ứng lực và tháp điện gió.

Theo Bộ Công Thương, trong số 29 vụ việc điều tra thì đang có 17 biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực. Các biện pháp này góp phần bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Thời gian tới, để cùng đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tiếp tục hoàn thiện các công cụ phòng vệ thương mại, nâng cao năng lực điều tra và xử lý vụ kiện, đồng thời, thúc đẩy hợp tác quốc tế qua đó giúp tăng cường bảo vệ cho các ngành sản xuất trong nước.

Về phía các ngành sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp, để giảm thiểu tác động tiêu cực của phòng vệ thương mại, cần xây dựng chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá. 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại, theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương trong quá trình xuất khẩu sang các nước. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ quy định về chứng nhận xuất xứ tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.