Bộ Công Thương đưa 5 giải pháp khắc phục tình trạng thiếu điện trong thời gian tới

Tiếp thị
11:09 AM 09/09/2020

Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương đã tham mưu trình Chính phủ 5 giải pháp chính giúp Việt Nam có khả năng đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 5 năm tới.

Bộ Công Thương đưa 5 giải pháp khắc phục tình trạng thiếu điện trong thời gian tới - Ảnh 1.

Bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2021-2025 là một trong những giải pháp quan trọng được Bộ Công Thương đề cập tới để đảm bảo cung cấp đủ điện 5 năm tới.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2021-2025, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu phụ tải trong giai đoạn tới về cơ bản sẽ thấp hơn so với các kết quả dự báo trước đây.

Tại kết quả dự báo mới nhất do Viện Năng lượng tính toán cho đề án Quy hoạch điện VIII, ở kịch bản cơ sở, nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030 với điện thương phẩm năm 2025 dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh và năm 2030 dự kiến đạt khoảng 478,1 tỷ kWh.

Theo đó, điện thương phẩm sẽ giảm 15 tỷ kWh vào năm 2025 và khoảng gần 230 tỷ kWh vào năm 2030 so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguồn điện lớn bị chậm tiến độ, nên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với công tác cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là giai đoạn có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu nguồn điện.

Để khắc phục nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương cho biết đã tham mưu trình Chính phủ một loạt các giải pháp. Một là, bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2021-2025. Hai là, bổ sung thêm các nguồn điện khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Ba là, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào, xem xét nhập khẩu thêm điện năng từ Trung Quốc. Bốn là, bổ sung và xây dựng lưới điện đồng bộ để giải phóng công suất các nguồn điện. Năm là, có các giải pháp khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Theo Bộ Công Thương nhận định: Khi các giải pháp này được triển khai đồng bộ, Việt Nam có khả năng đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025.

Dự kiến đến năm 2030, nhiệt điện than đạt khoảng gần 50 nghìn MW, chiếm khoảng 33,6% tổng công suất lắp đặt nguồn điện (giảm 9% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh); nhiệt điện khí đạt khoảng 27,8 nghìn MW, chiếm 19% (tăng 4% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh); thủy điện lớn trên 30 MW đạt khoảng 19,2 nghìn MW, chiếm 13%; thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo đạt khoảng 38,3 nghìn MW, chiếm 27% (cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 6%).

Thủy Phạm
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.