Bộ GD&ĐT đã trả lại 16,5 triệu USD kinh phí đổi mới sách giáo khoa
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD&ĐT đã trả lại 16,5 triệu USD cho xây dựng bộ sách giáo khoa và số tiền này để trong tài khoản của World Bank, Bộ không sử dụng.
Sáng 6/11, tại phiên chất vấn của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về sách giáo khoa (SGK): Bộ tham mưu Chính phủ khái toán kinh phí cho chương trình đổi mới giáo dục khoá XIII là 462 tỉ đồng. Vậy hiện nay thực tế đã đầu tư chi trả bao nhiêu tiền từ ngân sách quốc gia và vay từ Ngân hàng thế giới - WB để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn SGK và tài liệu, tổ chức tập huấn?
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tổng thể là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu USD là vay ODA, còn 3 triệu USD là vốn đối ứng.
"Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này. Do vậy, Bộ đã trả lại cái 16,5 triệu USD cho xây dựng bộ sách giáo khoa và cũng để trong tài khoản của World Bank, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa sử dụng" - ông Nhạ nói.
Số tiền còn lại, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đã triển khai xây dựng chương trình và các hoạt động phát triển chương trình tổng thể và môn học, đến tháng 12 năm nay, cố gắng phấn đấu tiêu được 12 triệu USD.
"Như vậy, cũng hơn 200 tỷ đồng và số tiền còn lại, sau khi rà soát tất cả chi phí mà không thiết thực, hiệu quả (liên quan đến tập huấn...). Vừa rồi chúng tôi xin trả lại Chính phủ và tổng số tiền trả lại là 29,7 triệu USD. Có nghĩa, số tiền tiết kiệm sẽ trả lại, chúng tôi chi vào cái khoản thực thi” - Bộ trưởng Nhạ khẳng định.
Tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội là xã hội hoá SGK, do vậy tiết kiệm tiền chi ngân sách cho biên soạn SGK, trừ trường hợp không có bộ sách nào được các nhà xuất bản trình thì Bộ sẽ phải làm theo đúng Nghị quyết 122 của Quốc hội.
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.