Bộ GTVT đề xuất người đã tiêm đủ vaccine được đi lại trên tất cả các loại hình vận tải

Sự kiện
06:30 AM 23/09/2021

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có dự thảo lấy ý kiến về "Kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách 5 lĩnh vực vận tải giai đoạn các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19" nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Lộ trình nới lỏng cho 5 hình thức vận tải

Theo đó, dự thảo đưa ra các phương án cụ thể về giới hạn tần suất chuyến, số lượng khách/chuyến và lộ trình nới lỏng dần cho 5 lĩnh vực vận tải. Cụ thể, 5 lĩnh vực bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không. 

Với đường sắt, giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này), số lượng đội tàu khai thác trên từng tuyến không vượt quá 50% so với biểu đồ chạy tàu đã được công bố trước đây và có giãn cách chỗ trên tàu (không áp dụng giãn cách đối với toa giường nằm).

Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1), số lượng đôi tàu không vượt quá 70%. Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2): Số lượng đôi tàu khai thác trên từng tuyến không vượt quá 70% và không phải giãn cách chỗ trên tàu. Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được khai thác trở lại bình thường.

Vận tải đường bộ: Giám sát chặt bằng camera hành trình, lái xe, nhân viên phục vụ chỉ dừng đỗ dọc đường đúng địa điểm, đồng thời phải tiêm đủ liều vaccine hoặc đã mắc, khỏi bệnh Covid-19. Với người chưa tiêm hoặc đã tiêm 1 mũi, phải có xét nghiệm âm tính trong 3 ngày.

Tần suất khai thác với xe buýt, taxi, xe hợp đồng, du lịch do Sở GTVT địa phương tham mưu, không quá 50% số người cho đến khi thực hiện bình thường mới. Với vận tải khách theo tuyến cố định, theo mức độ hành khách từ 40% - 60% - 80% - hoạt động bình thường.

Vận tải hàng không: Tổ bay và nhân viên hàng không được tiêm tối thiểu 1 mũi vaccine trên 14 ngày, có xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Tần suất khai thác theo tỷ lệ so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 và có giãn cách ghế trên máy bay lần lượt tăng từ 50% - 70% - 70% (không giãn cách ghế) - khai thác bình thường.

Bộ GTVT cũng đề xuất hoạt động trên cơ sở tương tự với vận tải đường thủy.

Các địa "phương bình thường mới" tổ chức vận tải hành khách theo 1 trong 2 phương án

Phương án 1: Khách đi trên xe (đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện Chỉ thị 15, 19) phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và các quy định đối với người tham gia giao thông về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

Phương án 2: Khách khi đi trên xe (đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện Chỉ thị 15, 19) đáp ứng các yêu cầu về thực hiện nghiêm 5K và đáp ứng một trong các tiêu chí sau

Người đã tiêm đủ liều vaccine, trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày, người khỏi bệnh COVID-19, người có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19. Ngoài ra, xe chở khách phải thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định.

Các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg sẽ không tổ chức hoạt động vận tải hành khách. Các cảng hàng không, ga đường sắt được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị 16.

Các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ phần trăm phương tiện kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải.

Quỳnh Anh
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.