Bộ KH&ĐT: Xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế đến năm 2023

Đầu tư và Tiếp thị
11:13 AM 25/07/2022

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã xây dựng 3 kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ở cả 03 kịch bản, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo Đề án Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn. Dự thảo đã được lấy ý kiến và sẽ báo cáo Thường trực Chính phủ trong tháng 7.

Bộ KH&ĐT cho biết, dự thảo được xây dựng trong bối cảnh rủi ro, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô làm gia tăng áp lực, rủi ro đối với phục hồi kinh tế nước ta trong 6 tháng cuối năm 2022, và cả các năm tiếp theo.

Bộ KH&ĐT xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế đến năm 2023 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trên cơ sở dự báo tình hình trong nước, quốc tế, 3 kịch bản dự báo cho 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 được Bộ KH&ĐT xây dựng cụ thể như sau:

Ở kịch bản cao: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế khoảng 4%, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 đạt mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Tại kịch bản trung bình: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cao hơn 4%, nhưng vẫn được kiểm soát, một số cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 chỉ tiệm cận mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Với kịch bản thấp: Kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhiều cân đối lớn không bảo đảm cân bằng, tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 thấp hơn mục tiêu bình quân giai đoạn 2021-2025 (6,5-7%).

Mỗi kịch bản đi kèm dự báo, xác định xu hướng một số nhóm chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô: an toàn nợ công, tài chính công quốc gia; ổn định tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng; lạm phát, giá cả hàng hoá; cân đối sản xuất – tiêu thụ, xuất – nhập khẩu một số nhóm hàng hoá, dịch vụ quan trọng của nền kinh tế; cân đối thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá; lao động, việc làm.

Trước đó, Bộ KH&ĐT kiến nghị Chính phủ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 7%, cao hơn mức phấn đấu cao khoảng 0,5%, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Khánh Vy (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.