Bộ Tài chính chủ động rà soát chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Tài chính - Đầu tư
02:27 PM 13/08/2022

Bộ Tài chính vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đối với các đơn vị trực thuộc trong việc chủ động rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời kiến nghị các cấp thẩm quyền sửa đổi hoặc bổ sung phù hợp.

Trong 2 năm vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên phạm vi rộng, tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Đến nay, tình hình dịch bệnh Covid -19 đã cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp đang dần trở lại trạng thái bình thường mới, do đó, Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế... chủ động rà soát, tổng kết, đánh giá tác động, tình hình kết quả thực hiện, triển khai các chính sách.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã trình Bộ ban hành hoặc trình Bộ trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong điều kiện tình hình dịch bệnh.

Bộ Tài chính chủ động rà soát chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh - Ảnh 1.

Việc đồng bộ hóa các giải pháp với nội dung thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn là cần thiết (Ảnh minh họa)

Trong quá trình xây dựng các giải pháp nêu trên, từ kinh nghiệm thực tế và tham khảo ý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong xã hội nhằm đưa các giải pháp nhanh chóng tới được các đối tượng cần hỗ trợ. Tại các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đều đã quy định rõ việc áp dụng ngay các giải pháp hỗ trợ mà không phải chờ báo cáo mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, các đối tượng thụ hưởng sẽ tự xác định, kê khai số thuế phải nộp dựa trên quy định của pháp luật về thuế và điều kiện thực tế của mình, đảm bảo việc thực hiện công khai, minh bạch và thuận lợi.

Có thể thấy, đặt trong tổng thể các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đã được ban hành và triển khai thực hiện vào thực tế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo duy trì tăng trưởng. Cùng với việc xây dựng, triển khai các giải pháp về chính sách nêu trên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện các lĩnh vực của ngành tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp... góp phần kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển.

Bộ Tài chính luôn xác định đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho ngân sách và cũng là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài.

Hà Loan
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.