Bộ Tài chính thông tin về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh

Chính sách
09:27 AM 10/11/2024

Về ngưỡng nợ thuế tối thiểu bị áp dụng tạm hoãn xuất cảnh, Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tập trung nghiên cứu, báo cáo các cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định phù hợp.

Trả lời về quy định ngưỡng nợ thuế tối thiểu để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đang được quan tâm thời gian qua, Bộ Tài chính cho biết Tổng cục Thuế đang xem xét trên tình hình thực tế và kinh nghiệm quốc tế.

Đồng thời, cơ quan quản lý về thuế cũng sẽ phải báo cáo lên các cấp có thẩm quyền để cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, những người nộp thuế có nợ thuế đến hạn có thể bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh đã được nêu rõ tại khoản 1 Điều 66 và khoản 7 Điều 124 của luật này. Trước khi đưa ra quyết định tạm hoãn, cơ quan thuế thường thực hiện các biện pháp rà soát, đối chiếu và xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế (NNT). 

Bộ Tài chính thông tin về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh- Ảnh 1.

Cơ quan thuế gửi thông báo tạm hoãn xuất cảnh cho người nợ thuế qua rất nhiều kênh (Ảnh minh họa, internet)

Các biện pháp đôn đốc như gọi điện thoại, gửi email, mời làm việc, gửi Thông báo nợ và Quyết định cưỡng chế (nếu có) đều đã được thực hiện. Tuy nhiên, người nộp thuế có thể tra cứu thông tin về số tiền nợ thuế, Thông báo nợ, Quyết định cưỡng chế và Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua các kênh (Ứng dụng eTaxMobile; Cổng thông tin điện: thuedientu.gdt.gov.vn; Email đã đăng ký với Cơ quan Thuế; Thư tín gửi đến địa chỉ đăng ký; Trang thông tin điện tử của Cục Thuế và Tổng cục Thuế.)

Việc làm này nhằm giúp người nộp thuế nắm được nghĩa vụ và hoàn thành trước khi xuất cảnh, tránh bất ngờ tại sân bay hoặc cửa khẩu. Cơ quan Thuế cho biết một số nguyên nhân khiến người nộp thuế chưa nắm được thông tin về nợ thuế, bao gồm chưa biết cách hoặc nơi tra cứu; Không thường xuyên tra cứu; Chưa cập nhật thông tin đăng ký thuế (địa chỉ, email, số điện thoại; Bỏ địa chỉ kinh doanh, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký).

Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo người nộp thuế thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.

Người nộp thuế cần chủ động tra cứu thông báo nợ, quyết định cưỡng chế, thông báo tạm hoãn xuất cảnh do cơ quan thuế gửi.

Đồng thời, người nộp thuế cần chủ động cập nhật ngay các thay đổi về địa chỉ nhận thông báo, địa chỉ email, số điện thoại để cơ quan thuế có thể liên hệ hoặc người nộp thuế có thể nhận được kịp thời, đầy đủ các thông báo từ đó xử lý, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh.

Ngoài ra, những người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nhưng vẫn bị tạm hoãn xuất cảnh cần liên hệ ngay với cơ quan thuế để được hỗ trợ hủy bỏ lệnh tạm hoãn.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.