Bộ Tài nguyên và Môi trường mạnh tay cắt cơn sốt đất ảo
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về giá đất.
Thời gian gần đây, tình trạng "sốt ảo" giá đất diễn ra ở một số địa phương, gây ra những hệ lụy không đáng có và làm ảnh hưởng việc triển khai các dự án đầu tư.
Để chấn chỉnh tình trạng này, đảm bảo môi trường đầu tư, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, ngày 30/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành công văn số 1454/BTBMT-TCQLĐĐ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về giá đất.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở, ngành có liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất
Việc công bố công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch phải được thực hiện để người dân tiếp cận các thông tin chính thống, không bị nhiễu thông tin; tránh bị giới đầu cơ lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất, giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính và có biện pháp quản lý sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất... để thu nghĩa vụ thuế, kiểm soát các giao dịch ảo, thổi giá đất, giá bất động sản; quản lý chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật đất đai về việc tách thửa đất; xử lý nghiêm đối với hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đẩy
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thực hiện về Bộ trước ngày 31/5/2021.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận còn tình trạng "cò đất" công khai lộng hành khi chưa đủ điều kiện hoạt động. Cơ quan này sẽ tiếp tục rà soát các quy định liên quan để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thị trường bất động sản nói chung và hoạt động môi giới nói riêng.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương cần tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Bộ Xây dựng sẽ có văn bản đôn đốc các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch.
Được biết, từ đầu năm đến nay, tình trạng "sốt đất" tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là ăn theo các thông tin quy hoạch hạ tầng, mở rộng không gian đô thị.
Hiện tượng "sốt đất" xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là việc điều chỉnh quy hoạch ở các địa phương, do "cò đất" tung tin và thổi giá, thậm chí nhiều trường hợp là lừa đảo. Tình trạng "bong bóng bất động sản" chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, còn về tổng thể xã hội thì gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, tác động đến an toàn tài chính và có nguy cơ gây nợ xấu.
Theo Quyết định số 1046/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán lẻ điện năm 2024 được điều chỉnh lên 2.103 đồng/kWh.