Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Khoảng 670.000 người mất việc làm do Covid-19”

Xã hội
09:50 PM 15/05/2020

"Tính đến 1/5, số lao động bị mất việc làm khoảng 670.000 người, 67% doanh nghiệp phải cho nhân viên chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động, tạm thời nghỉ việc hoặc bố trí việc làm luân phiên…”.

    Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung

    Thông tin được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ tại Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN đặc biệt về ứng phó với tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với lao động và việc làm. Chương trình được thực hiện trực tuyến vào chiều 14/5.

    Tác động tới 80% lao động tự do

    Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao và cảm ơn Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN đã có sáng kiến tổ chức Hội nghị rất có ý nghĩa vào thời điểm này.

    Chia sẻ thông tin về ảnh hưởng của Covid-19 tại Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: "Việt Nam hiện có hơn 55 triệu người thuộc độ tuổi lao động. Do tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề việc làm của người lao động".

    Hội nghị trực tuyến giữa 10 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

    Đánh giá về tình hình phòng dịch, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Việt Nam mới ghi nhận 288 trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong đó gần 90% trường hợp nhiễm vi rút đã bình phục và đã 28 ngày liên tục không ghi nhận ca lây nhiễm mới nào trong cộng đồng.

    Tính đến ngày 1/5, số lao động bị mất việc làm khoảng 670.000 người; khoảng 67% doanh nghiệp phải cho nhân viên chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động, tạm thời nghỉ việc hoặc bố trí việc làm luân phiên. 

    Đánh giá về tình hình phòng dịch, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Việt Nam mới ghi nhận 288 trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong đó gần 90% trường hợp nhiễm vi rút đã bình phục và đã 28 ngày liên tục không ghi nhận ca lây nhiễm mới nào trong cộng đồng.

    Điều này thấy rõ ở những ngành nghề như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống.

    Lao động trong khu vực phi chính thức cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ và ăn uống.

    Trên 80% lao động trong khu vực phi chính thức, đặc biệt lao động bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ, xây dựng phải tạm dừng hoạt động kinh doanh để thực hiện các quy định về giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19.

    “Chỉ từ ngày 23/4, các hoạt động kinh tế và xã hội mới được dần mở cửa trở lại với trạng thái bình thường mới. Đại dịch đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với Việt Nam. Lao động và việc làm là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, xét cả về khía cạnh kinh tế và xã hội” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

    Điểm cầu Hội nghị trực tuyến tại Hà Nội (Việt Nam)

    Gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ

    Để kịp thời ứng phó với những khó khăn này, ngày 24/4, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói hỗ trợ với tổng số trên 62.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ khoảng 20 triệu người thuộc nhiều nhóm đối tượng thụ hưởng.

    Trong đó, trọng tâm nhằm hỗ trợ những người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, giữ được lao động và trụ vững trong giai đoạn hiện nay.

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định: “Đây là một gói hỗ trợ chưa có tiền lệ, thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn chưa từng có này”.

    Đại diện các nước Asean phát biểu tại Hội nghị trực tuyến.

    Công tác giải ngân gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đang được tích cực triển khai. Ngoài ra, Chính phủ dự kiến sẽ cho phép sử dụng 3.000 - 5.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo/đào tạo lại cho người lao động nhằm nâng cao tay nghề, thích ứng với thay đổi của thị trường lao động.

    “Với việc kiểm soát dịch Covid-19 có hiệu quả, từ ngày 23/4, các hoạt động kinh tế và xã hội đã bắt đầu hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới. Dự kiến phần lớn người lao động sẽ sớm quay trở lại làm việc cùng với đà phục hồi kinh tế” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết tại Hội nghị.

    Chia sẻ thông tin về ứng phó với Covid-19

    Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Lao động ASEAN đặc biệt về Ứng phó với tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với lao động và việc làm, đã được tổ chức với sự tham dự của 10 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

    Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung làm trưởng đoàn, đã tham dự Hội nghị.

    Hội nghị là sáng kiến của Indonesia với vai trò là Phó Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN đề xuất, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 không chỉ tác động đến các ngành kinh tế, mà đặt ra những thách thức đối với việc làm và sinh kế của người dân ASEAN.

    Tại Hội nghị, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã cùng chia sẻ thông tin về các chính sách, chương trình và nhóm hỗ trợ xã hội của từng quốc gia nhằm ứng phó với tác động của dịch Covid-19, dành cho người lao động, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tiền lương/thu nhập, việc làm, an toàn và sức khỏe.

    Các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã thống nhất ra tuyên bố chung về ứng phó với các tác động của dịch Covid-19 đối với lao động và việc làm.

    Đồng thời, các Bộ trưởng/Trưởng đoàn cũng chia sẻ khuyến nghị đối với các phản ứng chung của ASEAN về tác động của Covid-19 trong lĩnh vực lao động và việc làm…

    Theo Dân Trí

    Ý kiến của bạn
    Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

    Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.