Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng trong Quý I
Ước đến hết tháng 3/2025, Bộ Xây dựng giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm, cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.
Báo cáo tình hình giải ngân tại cuộc họp giao ban xây dựng cơ bản tháng 3/2025 của Bộ Xây dựng chiều 1/4, ông Trần Minh Phương, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, năm 2025, tổng kế hoạch vốn Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao khoảng 83.746 tỷ đồng, gồm hơn 81.300 tỷ đồng vốn giao và gần 2.400 tỷ đồng được kéo dài thời gian giải ngân.
Đến hết tháng 3/2025, Bộ Xây dựng ước giải ngân khoảng 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm (gồm 8.204 tỷ đồng vốn giao, đạt 10,16% và 98 tỷ đồng vốn kéo dài, đạt 4 % kế hoạch), cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.
Tuy nhiên khối lượng giải ngân cũng chỉ đạt 71,19% (8.301/11.662 tỷ đồng) theo lũy kế đăng ký kế hoạch của các chủ đầu tư, chậm giải ngân khoảng 3.360 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước tới ngày 31/3/2025 cả nước giải ngân đạt 8,94% tổng kế hoạch được Thủ tướng giao (gồm kế hoạch kéo dài đạt 5,97% và kế hoạch giao đạt 9,53%).

Hết quý I: Bộ Xây dựng giải ngân vốn đầu tư công được hơn 8.300 tỷ đồng. Ảnh: Internet
Theo báo cáo, một số chủ đầu tư giải ngân đạt tỷ lệ cao hơn mức bình quân chung của Bộ và đáp ứng kế hoạch đã đăng ký, gồm: Cục Đường bộ VN (đạt hơn 10%, vượt 62 tỷ đồng so với cam kết); Ban QLDA Hàng hải (đạt 13%, vượt 3 tỷ đồng); Đại học Xây dựng Miền Tây (đạt 27%); Đại học Kiến trúc Hà Nội (đạt gần 16%); Sở GTVT Ninh Bình (đạt 29,5%).
Một số chủ đầu tư giải ngân cao hơn mức trung bình chung cả Bộ nhưng còn chưa đáp ứng tiến độ đăng ký như: Ban QLDA Mỹ Thuận; Ban QLDA đường Hồ Chí Minh; Ban QLDA 7; Ban QLDA 6.
Một số chủ đầu tư có kết quả giải ngân thấp hơn mức bình quân cả Bộ như: Ban QLDA 85; Ban QLDA Thăng Long; Ban QLDA 2; Ban QLDA Đường sắt; Ban QLDA Đường thủy.
Một số chủ đầu tư địa phương được giao vốn lớn, chưa thực hiện đăng ký giải ngân và chưa giải ngân như: Sở GTVT Phú Thọ, Ban QLDA Đắk Lắk, Sở GTVT Hà Tĩnh, Sở GTVT Đà Nẵng, Sở GTVT Cao Bằng; Sở GTVT Quảng Bình; Sở GTVT Yên Bái; Sở GTVT Quảng Trị. Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc công tác GPMB, hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Theo đánh giá, kết quả giải ngân đến nay khá thấp so với cùng kỳ năm 202410 (ước khoảng ½ kế hoạch năm 2024) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải ngân chung cả năm 2025 của Bộ Xây dựng, trong đó chưa tính đến số vốn dự kiến được cấp có thẩm quyền bổ sung thêm từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024.
Thời gian tới, dự kiến Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng vốn tăng thu năm 2022, 2023 cho Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ và kéo dài kế hoạch năm 2024 sang năm 2025 khoảng hơn 4.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của Bộ Xây dựng dự kiến khoảng 93.843 tỷ đồng.
Vụ Kế hoạch-Tài chính đề nghị các các chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ giải ngân, chuẩn xác nhu cầu vốn để bảo đảm hoàn thành các dự án trọng điểm theo đúng tiến độ chỉ đạo và các dự án khác có tiến độ hoàn thành năm 2025.
Bên cạnh đó, Vụ Kế hoạch-Tài chính sẽ rà soát nhu cầu giải ngân năm 2025, tham mưu lãnh đạo Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để bổ sung vốn cho các dự án có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân, hoàn thành năm 2025.
Huyền My (t/h)
Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là marketing. Các công cụ và công nghệ AI không chỉ nâng cao hiệu quả và độ chính xác mà còn mở ra những cơ hội mới để cá nhân hóa các chiến dịch marketing và cải thiện trải nghiệm khách hàng.