Bộ Y tế: Quy định khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13 quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu ở bệnh viện y tế công lập.
Theo đó, liên quan đến giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2023, có hiệu lực từ ngày 15/8. Trước khi chưa có quy định này mỗi cơ sở y tế xây dựng một giá dịch vụ khác nhau, thiếu minh bạch thông tin.
Theo Thông tư 13, khung giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu (chưa kể các dịch vụ chiếu chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật).
Riêng trường hợp mời nhân lực trong nước, nước ngoài đến khám, tư vấn sức khỏe, đơn vị được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở khám chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó, khung giá giường bệnh theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc và các dịch vụ y tế khác) cũng được quy định:
Bộ Y tế cũng yêu cầu khi tổ chức thực hiện, các cơ sở y tế có trách nhiệm xây dựng danh mục và giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu duyệt theo thẩm quyền; Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn y tế.
Đảm bảo số giường bệnh theo yêu cầu tại 1 thời điểm không quá 20% so với tổng số giường bệnh; Đảm bảo các chuyên gia và thầy thuốc giỏi của đơn vị dành 1 tỷ lệ thời gian nhất định tối thiểu 70% để khám, chữa bệnh cho người bệnh không dùng dịch vụ yêu cầu và hỗ trợ tuyến dưới; Niêm yết và công khai mức giá dịch vụ…
Cũng theo Thông tư 13, có 1.937 loại dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu được quy định mức giá tối thiểu và tối đa.
Cụ thể, phẫu thuật nội soi robot là dịch vụ có giá cao nhất, trong đó, phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý lồng ngực có giá hơn 91 triệu đồng - hơn 134 triệu đồng (mức tối thiểu - tối đa); tương tự với phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiêu hóa, ổ bụng, 96,6 - 124 triệu đồng;
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có giá 18,1 - 59,2 triệu đồng; phẫu thuật tạo hình eo động mạch 14,3 - 40 triệu đồng...
Xạ phẫu bằng Gamma Knife có giá cao nhất là hơn 42,2 triệu đồng; xạ trị bằng X Knife có giá cao nhất là hơn 41,3 triệu đồng.
Theo Bộ Y tế, hiện người dân đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế có 3 hình thức, gồm: Khám theo bảo hiểm y tế (chi trả theo quy định tại Thông tư 13/2019 của Bộ Y tế); Khám không theo bảo hiểm y tế nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (chi trả theo Thông tư 14/2019 của Bộ Y tế); Và khám theo yêu cầu.
Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân lựa chọn khám theo yêu cầu dưới 10%, tại các bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh, ở tuyến huyện hầu như không có.
"Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu lần đầu được ban hành này chỉ áp dụng cho khám theo yêu cầu và không tác động đến các hình thức khám chữa bệnh khác", Bộ Y tế khẳng định.
Nam Dương (T/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.