Bộ Y tế: Từ tháng 10 vắc xin về nhiều, các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin
Từ tháng 10 - 12/2021, Việt Nam có thể sẽ tiếp nhận số lượng vắc xin COVID-19 nhiều hơn so với trước. Vì thế, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng.
- Bộ Y tế: Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm Covid-19
- Bộ Y tế đề nghị TP HCM làm rõ số liệu 150.000 F0 test nhanh kháng nguyên dương tính chưa có mã số
- Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng và điều trị bệnh COVID-19
- Bộ Y tế khẳng định vắc xin Covid-19 được tiêm miễn phí, cần tiếp tục chấn chỉnh tình trạng thu phí trục lợi
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó đến ngày 27/9, cả nước đã tiêm được hơn 40,2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó có khoảng 23 triệu người đã được tiêm một mũi và 8,6 triệu người tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một mũi vắc xin đạt gần 44%.
Từ ngày 6-15/9, trung bình cả nước tiêm được khoảng một triệu liều vắc xin/ngày. Tuy nhiên, gần đây số vắc xin được tiêm hàng ngày có xu hướng giảm.
Từ tháng 10-12 năm nay, Việt Nam có thể sẽ tiếp nhận số lượng vắc xin nhiều hơn so với thời gian trước. Để đảm bảo sử dụng vắc xin đúng tiến độ, tăng nhanh diện bao phủ, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai tiêm vắc xin với số lượng lớn.
Các tỉnh, thành phố đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng trên 50 tuổi) theo nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 và quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 đảm bảo an toàn, hiệu quả theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng độ bao phủ mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.
Các địa phương cần huy động tối đa lực lượng tham gia tiêm (bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành), tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và nhiều điểm tiêm chủng lưu động.
Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị sẵn sàng triển khai tiêm vắc xin cho các đối tượng khác khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Với các cơ sở thực hiện tiêm vắc xin, Bộ yêu cầu ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, khẩn trương nhập bổ sung đối tượng đã tiêm nhưng chưa được cập nhật thông tin và nhập mới đối tượng tiêm hàng ngày lên Hệ thống tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo đúng tiến độ tiêm của địa phương.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương coi công tác tiêm vắc xin là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong tình hình hiện nay và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu tổ chức tiếp nhận vắc xin, triển khai tiêm chủng chậm và để xảy ra lãng phí vắc xin.
HM (T/h)Lượng hàng tồn kho bất động sản có dấu hiệu tăng tạo không ít gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh yếu hoặc dùng đòn bẩy tài chính cao.